Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Viết tiếp bài Đăk nông - Rừng thông bị bức tử

Lê Hường - 19:13, 05/03/2021

Ngày 12/1/2021, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết :Đăk Nông: Rừng thông bị bức tử - Cơ quan chức năng bó tay?!". Bài viết phản ánh tình trạng rừng thông dọc quốc lộ 14 qua tỉnh Đăk Nông liên tục bị phá hoại.. Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đã có thông tin chính thức về tình trạng này.

Rừng thông phòng hộ Quốc lộ 14 bị đầu độc
Rừng thông phòng hộ Quốc lộ 14 bị đầu độc

Liên quan đến thông tin hàng nghìn cây thông 10 - 20 tuổi dọc Quốc lộ 14 bị xâm hại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đăk Nông thông tin: Từ năm 2010 đến nay, Hạt kiểm lâm huyện Đăk Song phối hợp chính quyền địa phương lập hồ sơ xử lý 149 vụ vi phạm pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp tại khu vực rừng phòng hộ Quốc lộ 14, chủ yếu là xâm hại rừng thông. Trong đó, đã xử lý hành chính 147 vụ, chuyển cơ quan Công an điều tra xử lý 2 vụ. 

Hiện nay, Thanh tra tỉnh Đăk Nông đang tổ chức thanh tra toàn diện công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đắk Song, trong đó có diện tích rừng phòng hộ Quốc lộ 14.

Từ năm 2014 đến nay, chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi 10,3ha đất rừng phòng hộ Quốc lộ 14 bị lấn chiếm trái pháp luật. Năm 2015, Hạt kiểm lâm huyện Đăk Song, chính quyền địa phương đã triển khai trồng rừng thông thay thế với diện tích gần 46ha với 4.400 cây thông phân tán.

Theo thông tin của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông, việc phá rừng thông phòng hộ Quốc lộ 14 đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng việc quản lý, bảo vệ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc vì rừng thông không tập trung, tiếp giáp nương rẫy, khu dân cư người dân phá, lân chiếm để kinh doanh, buôn bán. Trong khi đó, hành vi xâm hại rừng chủ yếu thực hiện vào ban đêm với các biện pháp tinh vi nên các vụ việc thường phát hiện muộn, không bắt được đối tượng. Có những vụ việc có dấu diệu tội phạm, nhưng Cơ quan Công an phải đình chỉ điều tra do không xác định được đối tượng vi phạm nên chưa đủ tính răn đe.

Thời gian qua, Sở NN&PTNT Đăk Nông, Chi Cục Kiểm lâm Đăk Nông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Song, các chủ rừng tăng cường quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức tuần tra, phát hiện, lập hồ sơ các hành vi vi phạm Lâm luật; đồng thời đề nghị UBND huyện Đắk Song tăng cường công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đất đai, dân cư tại khu vực rừng phòng hộ Quốc lộ 14. Sở cũng phối hợp với nhiều sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố mở các đợt cao điểm đấu tranh xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.

Từ năm 2010 đến nay, Sở NN&PTNT Đăk Nông đã kỷ luật 14 công chức kiểm lâm Hạt Kiểm lâm Đăk Song liên quan đến rừng phòng hộ Quốc lộ 14 bị xâm hại. Năm 2017, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân bị khởi tố do sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Quốc lộ 14.

Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông cũng cho biết, hiện Sở đang phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng phòng hộ Quốc lộ 14.

Cuối tháng 12/2020, Hạt kiểm lâm huyện Đắk Song phối hợp UBND xã Trường Xuân kiểm tra, lập hồ sơ 2 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích hơn 4,4ha làm thiệt hại 105 cây thông hơn trồng hơn 1 năm. UBND huyện Đắk Song đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm, UBND xã Trường Xuân điều tra xử lý theo pháp luật. Đồng thời, yêu cầu UBND xã Trường Xuân tăng cường tuần tra, kiểm tra, bố trí lực lượng chốt chặn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi phát rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.