Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp SEA Games 32

PV - 08:20, 09/05/2023

Đoàn thể thao Việt Nam thi đấu ấn tượng trong ngày 8/5 khi giành thêm 15 Huy chương Vàng, qua đó lên vị trí top 2 bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 với tổng 30 Huy chương Vàng, 27 Huy chương Bạc và 31 Huy chương Đồng.

"Cô gái vàng" của điền kinh Việt Nam - Nguyễn Thị Oanh tiếp tục áp đảo các vận động viên khác. (Ảnh: Đ.N)
"Cô gái vàng" của điền kinh Việt Nam - Nguyễn Thị Oanh tiếp tục áp đảo các vận động viên khác. (Ảnh: Đ.N)

Ngày thi đấu thứ ba của  SEA Games 32 đánh đấu sự bức tốc của Đoàn thể thao Việt Nam. Riêng thành tích Huy chương Vàng của ngày hôm nay đã bằng của hai ngày đầu cộng lại, ngoài ra không ngừng mang về thêm các Huy chương Bạc, Đồng.

Huy chương Vàng của Đoàn Thể thao Việt Nam tiếp tục đến từ các môn võ như karate, vovinam, thậm chí ở môn võ cổ truyền của Campuchia là kun bokator.

Trong khi đó, đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam đã có khởi đầu thuận lợi khi giành được Huy chương Vàng ngay trong ngày ra quân. Ở nội dung đồng đội nam, các vận động viên Việt nam đã xuất sắc vượt qua đối thủ Philippines và Malaysia để mang về Huy chương Vàng danh giá.

Đáng chú ý ở môn bơi, kình ngư Trần Hưng Nguyên tiếp tục thi đấu ấn tượng ở nội dung 400m bơi hỗn hợp nam, anh xuất sắc cán đích đầu tiên với thành tích 4 phút 19 giây 12 để giành được Huy chương Vàng.

Ở ngày thi đấu trước đó, Hưng Nguyên cũng đã có 2 Huy chương Vàng ở nội dung 200m hỗn hợp nam và 4x200m bơi tiếp sức tự do nam. Anh đang là vận động viên Việt Nam giành được nhiều huy chương nhất (3) tại SEA Games 32 của Đoàn thể thao Việt Nam.

Đến với các nội dung chung kết môn điền kinh diễn ra trên sân vận động Morodok Techco. Nguyễn Thị Oanh trở thành tâm điểm khi tranh tài ở nội dung 5.000m.

Ngoài Oanh, Việt Nam còn có Phạm Thị Hồng Lệ. Hai chân chạy của Việt Nam tranh tài cùng 9 vận động viên quốc gia khác. Đến giai đoạn chạy bứt tốc, Nguyễn Thị Oanh dễ dàng bỏ xa các đối thủ để một mình băng về đích, phía sau đó cũng là Hồng Lệ.

Với thành tích 17 phút 00 giây 28, Nguyễn Thị Oanh bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng SEA Games 32 ở nội dung 5.000m nữ.

Ngoài ra, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam cũng đánh bại Thái Lan ở trận tranh hạng ba để mang về Huy chương Đồng.

U22 Việt Nam của huấn luyện viên Philippe Troussier cũng có chiến thắng 2-1 trước U22 Malaysia để sớm giành quyền vào chơi bán kết bóng đá nam SEA Games 32.

Danh sách 15 Huy chương Vàng của Đoàn Thể thao Việt Nam ngày 8/5

1. Chu Văn Đức, Đỗ Thanh Nhân, Đỗ Mạnh Hùng, Võ Văn Hiền, Trần Lê Tấn Đạt, Nguyễn Viết Ngọc Hiệp Lò Văn Biển (karate, kumite đồng đội nam)

2. Trương Thị Thương, Đinh Thị Hương, Nguyễn Thị Ngoan, Hoàng Thị Mỹ Tâm (karate, kumite đồng đội nữ)

3. Nguyễn Thị Hoài Nương, Nguyễn Hoàng Dũ (vovinam, tự vệ nữ)

4. Đặng Ngọc Xuân Thiện, Văn Vĩ Lương, Nguyễn Văn Khánh Phong, Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành, Trịnh Hải Khang (thể dục dụng cụ, toàn năng đồng đội nam)

5. Phạm Thị Phương (kun bokator, đối kháng hạng cân 45kg nữ)

6. Nguyễn Thị Thanh Tiền (kun bokator, đối kháng hạng cân 50kg nữ)

7. Bùi Thị Thảo Ngân (vovinam, đối kháng hạng cân 65kg nữ)

8. Nguyễn Thị Oanh (điền kinh, 5.000m nữ)

9. Nguyễn Thị Tuyết Mai (kun bokator, đối kháng hạng cân 55kg nữ)

10. Trần Hưng Nguyên (bơi, 400m hỗn hợp nam)

11. Trần Võ Song Thương (kun bokator, đối kháng hạng cân 60kg nữ)

12. Nguyễn Huy Hoàng (bơi, 1.500m tự do nam)

13. Huỳnh Văn Cường (kun botakor, đối kháng 65kg nam)

14. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Hằng, Trần Nhật Hoàng, Quách Công Lịch (điền kinh, nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400m)

15. Ngô Đức Mạnh (kun bokator, đối kháng 70kg nam)

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.