Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam sẵn sàng tăng hợp tác với Liên hợp quốc trong vấn đề gìn giữ hòa bình

PV - 15:17, 15/02/2022

Việt Nam là một trong bốn trung tâm đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.


Sỹ quan của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tặng quà cho trẻ em tại Phân khu Tây trong chuyến tuần tra và làm việc với chính quyền địa phương cùng Tư lệnh Phái bộ ở Nam Sudan (tháng 11/2020). (Ảnh: NVCC)
Sỹ quan của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tặng quà cho trẻ em tại Phân khu Tây trong chuyến tuần tra và làm việc với chính quyền địa phương cùng Tư lệnh Phái bộ ở Nam Sudan (tháng 11/2020). (Ảnh: NVCC)

Theo phóng viên tại Liên Hợp quốc, vừa qua, phiên thảo luận chung khai mạc khóa họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (gọi tắt là C-34) đã diễn ra tại thành phố New York, Mỹ.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về hoạt động Gìn giữ hòa bình Alexander Zouev, cùng đại diện gần 60 nước và nhóm nước đã phát biểu tại sự kiện này.

Tại đây, Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Liên hợp quốc trong vấn đề trên.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc và Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc mong muốn tại phiên thảo luận này, Ủy ban C-34 sẽ thúc đẩy việc thực hiện thực chất, có hiệu quả Kế hoạch triển khai Hành động vì gìn giữ hòa bình giai đoạn 2021-2023 (A4P+) gồm 7 lĩnh vực ưu tiên.

Tại cuộc thảo luận, các nước thành viên của Ủy ban C-34 đã chú trọng đề cập đến vấn đề an toàn, an ninh của lực lượng gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình và bảo đảm tài chính dành cho hoạt động gìn giữ hòa bình; đồng thời ghi nhận vai trò của Ủy ban C34 đối với hoạt động này.

Một số ý kiến cho rằng nên tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong giải quyết gốc rễ của xung đột.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc Nguyễn Phương Trà đã chia sẻ tới cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình cũng như việc hỗ trợ nguồn lực, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực như ASEAN và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Đại diện Việt Nam cũng thông tin về việc Việt Nam là một trong bốn trung tâm đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

C-34 là Ủy ban chuyên trách của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tiến hành họp trong tháng 2, tháng 3 hằng năm để thảo luận, tham vấn và xây dựng Báo cáo của Ủy ban về các vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình để trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.