Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam - Anh kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA

Thúy Hồng - 18:18, 11/12/2020

Chiều 11/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Elizabeth Truss đã ký biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh (UKVFTA). Đây là bước quan trọng để hướng đến việc 2 nước sớm ký kết chính thức Hiệp định này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Elizabeth Truss kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Elizabeth Truss ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA.

Hiệp định này sẽ giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Anh với Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam. Theo đó, 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan.

Thông tin tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, để đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, Việt Nam và Vương quốc Anh đã tiến hành thảo luận từ rất sớm về UKVFTA từ tháng 8/2018.

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn tất quá trình đàm phán FTA song phương với Vương Quốc Anh trên cơ sở kế thừa FTA Việt Nam – EU (EVFTA) với những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt. Hai bên đã tiến hành 6 phiên làm việc chính thức và 5 phiên làm việc kỹ thuật trong giai đoạn 2018 -2020.

“Trong thời gian tới, Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phối hợp tích cực để ký chính thức Hiệp định UKVFTA nhằm đưa hiệp định vào thực thi ngay đầu năm sau, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân 2 nước", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, với những nền tảng cam kết và tiến bộ cao kế thừa từ hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định UKVFTA sẽ là động lực mới thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương và tạo sức bật kinh tế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hai bên vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức của dịch bệnh cũng như phát huy quan hệ thương mại tốt đẹp trong thời gian qua, cùng hướng tới mục tiêu phát triển và thịnh vượng cho Vương Quốc Anh và Việt Nam.

Về phía Anh, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Elizabeth Truss chia sẻ, việc kết thúc đàm phán hiệp định là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính liên tục cho mối quan hệ thương mại năng động và ngày càng tăng trưởng giữa hai quốc gia. Đồng thời, Hiệp định cũng này là bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021.

"Gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn quan hệ cùa Vương quốc Anh với Việt Nam đồng thời tạo điều kiện để chúng tôi tăng cường mối quan hệ với 11 nền kinh tế năng động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mang lại nhiều cơ hội hơn cho Vương quốc Anh, cho nền kinh tế cũng như người dân Anh", bà Elizabeth Truss nói.

Tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Elizabeth Truss đã thông qua 6 tuyên bố chung về việc kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.