Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vì sao bóng đá nữ đáng xem nhất Olympic Tokyo 2021?

PV - 07:25, 27/07/2021

Nhiều bàn thắng được ghi, nhiều trận đấu kết thúc với tỷ số mãn nhãn, làm nức lòng người hâm mộ. Đó là những gì có thể thấy từ môn bóng đá nữ Olympic Tokyo 2020 sau 2 lượt trận đầu tiên.


Hà Lan và Brazil ở lượt trận thứ 2 đã tạo nên trận cầu đáng xem nhất Olympic
Hà Lan và Brazil ở lượt trận thứ 2 đã tạo nên trận cầu đáng xem nhất Olympic

1. 59 bàn thắng được ghi sau 2 lượt trận đầu tiên, với trung bình gần 5 bàn một trận. Bóng đá nữ tại Olympic Tokyo 2020 đang trở thành môn thể thao đáng xem nhất. Brazil đã tạo ra trận cầu chênh lệch ở lượt trận đầu tiên, khi họ đánh bại Trung Quốc tới 5-0. Đây là một kết quả tương đối bất ngờ bởi Trung Quốc vốn là một cường quốc về bóng đá nữ.

Nhưng trận đấu được cho là chênh lệch nhất lại nằm ở cặp Zambia và Hà Lan. Giữa hai đội tuyển này đã tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ nên tỷ số 3-10 không mang lại cho người xem nhiều bất ngờ. Hà Lan quá mạnh so với đại diện của châu Phi và chiến thắng cách biệt dành cho họ là xứng đáng.

Cũng ở bảng đấu này (bảng F), ở lượt trận thứ hai, cả 4 đội tuyển tạo ra một trong những kịch bản hấp dẫn nhất của môn bóng đá nữ. Sau trận thua tan nát Hà Lan, Zambia đã chơi như lên đồng trước Trung Quốc để rồi có trận hòa mãn nhãn với tỷ số 4-4. Ở cặp đấu giữa Hà Lan và Brazil, người xem được chứng kiến một cuộc so tài bất phân thắng bại bằng trận hòa có tỷ số 3-3.

Ở bảng G, Mỹ và Thụy Điển cũng thể hiện những phong độ ấn tượng của hai trong số những đội bóng đang là ứng cử viên vô địch. Trong khi Thụy Điển giành 6 điểm tuyệt đối thì Mỹ cũng có 3 điểm từ chiến thắng 6-1 trước New Zealand.

2. Thụy Điển, Mỹ, Brazil hay Hà Lan đã chứng tỏ họ sẽ là những đối thủ giàu tham vọng giành huy chương vàng. Đây cũng đang là những đội bóng được đánh giá mạnh nhất ở sân chơi Olympic. Ở chiều ngược lại, các đại diện châu Á lại đang tỏ ra yếu thế ở sân chơi dành cho bóng đá nữ.

Trong lịch sử, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản từng chơi rất tốt và có thứ hạng cao ở sân chơi Olympic. Năm 1996, Trung Quốc vào tới chung kết và thua 1-2 trước Mỹ, một đối thủ cực mạnh ở thời điểm đó. Đến năm 2012, Nhật Bản vào chung kết, nhưng cũng thua với tỷ số tương tự trước Mỹ. Dù không thể có huy chương vàng, nhưng hai đại diện của châu Á đã chứng tỏ họ không hề thua kém cường quốc bóng đá nữ nào.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Oympic 2020 đánh dấu sự đi xuống của bóng đá châu Á, nếu chiểu theo phong độ của các đội nữ sau 2 lượt trận đầu tiên. Trung Quốc đã thủng lưới 9 bàn sau 2 trận lượt trận và chỉ có 1 điểm. Nhật Bản cũng chỉ có 1 điểm sau 2 trận đầu tiên. Vẫn còn một lượt trận nữa, nhưng có thể khẳng định các đại diện của châu Á đã phần nào cho thấy sự chênh lệch về khoảng cách với các ứng cử viên vô địch.

3. Bỏ qua câu chuyện về khoảng cách giữa các lục địa thì rõ ràng Olympic 2020 ghi nhận lối chơi cống hiến của các đội tuyển nữ dự giải. Họ chơi quyết tâm, mạnh mẽ và không thể hiện sự e sợ mỗi khi bước vào các trận đấu. Điều đó toát lên tinh thần thể thao “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn và cùng nhau” của kì Olympic trên đất Nhật Bản.

Thực tế, trong quá khứ, các trận đấu bóng đá nữ cũng luôn diễn ra hay, hấp dẫn với nhiều bàn thắng được ghi. Thể thức chọn 2 đội dẫn đầu 3 bảng cùng 2 đội thứ ba có thành tích tốt nhất ở 3 bảng đấu vào tứ kết giúp các đội không phải tính toán quá nhiều. Với cơ hội quá lớn vào tứ kết, các đội tuyển đều muốn chơi cống hiến, khẳng định họ có thể làm tốt nhất ở kì Thế vận hội được đánh giá là đặc biệt nhất trong lịch sử do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Có lẽ đó cũng là lý do khiến cho bóng đá nữ được đánh giá là môn thể thao hay nhất của Olympic 2020.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.