Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vị Giáo cả trọn đời gắn bó với biên cương

Chiến Khu - 10:26, 11/03/2020

Gần 7 thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên giới xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), ông A Ly, Giáo cả Thánh đường Mukarromah thuộc xã Khánh Bình, được cả cộng đồng dân tộc Chăm kính trọng, noi gương. Ông chính là 1 trong 14 chức sắc và những Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Long Bình, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quà cho Giáo Cả A Ly tại Hội nghị Tuyên dương “Người có uy tín tiêu biểu trong phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” giai đoạn 2009 - 2018
Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quà cho Giáo Cả A Ly tại Hội nghị Tuyên dương “Người có uy tín tiêu biểu trong phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” giai đoạn 2009 - 2018

Cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất này, lại là người có đất sản xuất sát biên giới nên ông A Ly thông thạo từng gốc cây, bờ ruộng tiếp giáp với nước láng giềng. Khi Chỉ thị số 34/CT-BTL ngày 24/6/2003 của Bộ Tư lệnh BĐBP về “Tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới” (sau này là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”) được phát động, ông A Ly là người đầu tiên hưởng ứng, tham gia thực hiện một cách tích cực nhất.

Gia đình ông đi đầu chủ động ký cam kết thực hiện phong trào, ông tuyên truyền, vận động bà con dân tộc Chăm trong xã của mình, nhất là những hộ có đất sản xuất gần biên giới đăng ký với BĐBP tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc; kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền và BĐBP những vấn đề bất thường xảy ra trên biên giới để có biện pháp giải quyết phù hợp.

Ông vận động tín đồ tham gia các “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới” của BĐBP và bản thân ông cũng trực tiếp tham gia đi tuần tra bảo vệ biên giới, vệ sinh, phát quang khu vực các mốc quốc giới. Bên cạnh công tác tuyên truyền bà con của mình, Giáo cả A Ly còn thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối thắt chặt tình đoàn kết người dân 2 nước, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự, Nhân dân 2 bên biên giới sinh sống hòa thuận, đoàn kết.

Giáo cả A Ly cũng khuyên nhủ bà con giáo dân, không vi phạm buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng gian, hàng giả… Mỗi lần họp dân, hay có lễ, ông đều mời cán bộ Biên phòng xuống dự, phối hợp tuyên truyền, từ đó tạo được sự gần gũi giữa cộng đồng dân tộc chăm với cán bộ, chiến sĩ ĐBP.

Ông Trần Thanh Nghị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình cho biết: “Giữ chức Giáo cả gần 5 nhiệm kỳ, ông A Ly điều hành hoạt động của Thánh đường và đời sống tâm linh của đồng bào Chăm bằng uy tín, đức độ của mình, nên mọi hoạt động của Thánh đường đều diễn ra quy củ, mọi nghi lễ tôn giáo được thực hiện chuẩn mực, đúng pháp luật, đồng bào Chăm nơi đây đều tự giác thực hiện”.

Đánh giá những đóng góp của Giáo cả A Ly, Thượng tá Nguyễn Hoài Linh, Chính trị viên ĐBP cửa khẩu Long Bình cho biết: “Ông là Người có uy tín, được cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐBP và người dân hết sức tín nhiệm. Nhờ uy tín của ông, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị thuận lợi hơn trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản Luật Biên giới quốc gia đến với người dân, giúp người dân thay đổi nhận thức, tư duy làm ăn kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển với nước bạn Campuchia”.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.