Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Về Bình Liêu xem phụ nữ Sán Chỉ đá bóng

PV - 09:16, 27/04/2019

Mặc váy dân tộc truyền thống đá bóng là điều mà phụ nữ Sán Chỉ đã làm cho du khách không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên, thích thú khi về thăm xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ đá bóng-một trong những nội dung đã được Ban Tổ chức Hội hát Soóng Cọ (có nơi gọi là Sọong Cô) năm 2019 của huyện Bình Liêu đưa vào ngày hội, góp phần cho không khí Ngày hội thêm sôi nổi, hào hứng.

Các cầu thủ nữ người Sán Chỉ thể hiện quyết tâm trước khi ra sân. Các cầu thủ nữ người Sán Chỉ thể hiện quyết tâm trước khi ra sân.

Phong trào đá bóng của phụ nữ Sán Chỉ tại huyện Bình Liêu đã diễn ra từ lâu, nhưng chính thức đưa vào lễ hội, thu hút khách du lịch thì đến nay mới là năm thứ hai được xã Húc Động tổ chức. Khác với năm trước, năm nay, Giải thi đấu bóng đá tại Hội hát Soóng Cọ được mở rộng thành Giải giao hữu bóng đá, với quy mô liên huyện khi có thêm sự tham gia của các cầu thủ nữ đến từ huyện Tiên Yên và TP. Móng Cái. Theo đó, giải bóng đá năm 2019 có 9 đội tại các thôn của xã Húc Động chia làm 2 bảng, mỗi đội gồm 7 cầu thủ thi đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra đội nhất, nhì thi đấu dành chức vô địch.

Ngày bình thường, cũng như bao người dân khác sinh sống trên bản, chị em phụ nữ đều đi rừng, làm nông. Nhưng trước khi lễ hội diễn ra mấy tuần, chị em dân tộc Sán Chỉ tại các thôn, bản lại hò nhau cùng tập luyện, để chuẩn bị tranh chiếc cúp vô địch duy nhất trong năm.

Dù đã được chuẩn bị và luyện tập từ trước, nhưng khi tham gia giải đấu, chị Phùng Thị Hoa, cầu thủ bóng đá thôn Lục Gù vẫn rất hồi hộp. “Đây là lần thứ hai tôi tham gia giải đấu, ban đầu thì lo lắng, nhưng khi bóng lăn là phấn khích lắm, thắng trận đầu làm cả đội thêm phần tự tin hơn. Tôi mong rằng trong những dịp sắp tới, xã sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, để có thêm cơ hội cho chị em phụ nữ giao lưu, học hỏi và rèn luyện sức khỏe”, chị Hoa chia sẻ.

Đến với Giải bóng đá nữ Hội hát Soóng Cọ, các chị em đều mặc váy đi giày, tất và đầu quấn khăn theo đúng trang phục truyền thống của dân tộc mình. Khi được hỏi về những khó khăn trong việc mặc chiếc váy truyền thống dài đến qua đầu gối để chạy, đá bóng, các cầu thủ nữ đều cười, chia sẻ rằng, không cảm thấy một chút khó khăn nào. Bởi đối với người phụ nữ Sán Chỉ, đây là những trang phục chị em vẫn mặc hằng ngày. Không những thế, việc mặc trang phục truyền thống, tham gia hoạt động thể thao tại một trong những lễ hội lớn trong năm còn khiến chị em phụ nữ Sán Chỉ thêm phần tự hào về bản sắc dân tộc mình.

Anh Đặng Cao Hưng, du khách đến từ Hà Nội, lần đầu về với Bình Liêu, tham dự Hội hát Soóng Cọ 2019, được tận mắt xem phụ nữ dân tộc mặc váy đá bóng, thích thú chia sẻ: “Khó có thể hình dung được sự khéo léo của các cầu thủ nữ này, họ mặc những chiếc váy dài, nhưng vẫn chạy thoăn thoắt để tranh cướp bóng rồi tung ra những cú sút rất mạnh. Là đàn ông, cũng đá bóng rất nhiều nhưng tôi thật sự nể phục những cô gái Sán Chỉ này”.

Việc phụ nữ Sán Chỉ mặc những bộ váy truyền thống tham gia bộ môn thể thao vua đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vô cùng độc đáo của lễ hội. Hoạt động diễn ra đã thu hút được hơn 1.000 khách du lịch đến tham dự. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần thể dục thể thao dân tộc, thể hiện mong muốn rèn luyện sức khỏe, nâng cao tinh thần trong lao động sản xuất và quảng bá du lịch của Nhân dân địa phương đến với khách du lịch.

Ông Hoàng Xuân Đại, Chủ tịch xã Húc Động, huyện Bình Liêu cho biết: “Ngày hội không chỉ là nơi giao lưu văn hóa của 9 thôn bản xã Húc Động mà còn là nơi giao lưu văn hóa với các dân tộc trong và ngoài huyện. Ngày hội mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc huyện Bình Liêu, đồng thời định hướng phát triển du lịch tại xã Húc Động. Đây là cơ hội để xã Húc Động phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành Chương trình 135 và thoát xã ĐBKK trong năm 2019”.

NGHĨA HIỆP - TRƯƠNG HÙNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.