Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Về bản Rào Tre, cảm nhận những đổi thay của đồng bào Chứt

PV - 08:37, 20/04/2018

Năm 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê đến năm 2020.

Việc thực hiện Đề án đã góp phần đưa 146 nhân khẩu đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre từng bước phát triển, hòa nhập với cuộc sống hiện đại.

Chuyển biến tích cực

Giữa trập trùng núi rừng xã Hương Liên, bản Rào Tre nổi lên với những ngôi nhà sàn bằng gỗ kiên cố, khang trang. Đời sống của đồng bào dân tộc Chứt nơi đây đang thay đổi từng ngày. Đây là kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.

Mô hình nuôi lợn của người Chứt ở bản Rào Tre. Mô hình nuôi lợn của người Chứt ở bản Rào Tre.

 

Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác cắm bản Rào Tre thuộc Đồn Biên phòng bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh), phấn khởi chia sẻ: “Hiện nay bản Rào Tre có 41 hộ dân với 146 nhân khẩu. Đời sống người Chứt bây giờ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đáng mừng nhất là ý thức tự giác của bà con đã được nâng lên rõ rệt.”

Theo Trung tá Tịnh, ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án, huyện Hương Khê đã sớm thành lập các ban chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung quy hoạch đất đai, chỉnh trang vườn hộ. Đến nay, đã có 20/20 nhà được tu sửa xong, làm mới 4/4 nhà với tổng kinh phí 680 triệu đồng, phát quang 3.000m2 vườn đồi…

Đáng mừng nhất là chuyển biến tích cực trong ý thức sản xuất của đồng bào dân tộc Chứt. Từ chỗ hoàn toàn trông chờ, ỷ lại thì nay bà con đã xây dựng được một số mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là nuôi lợn thương phẩm. Điển hình như gia đình bà Hồ Thị Nam nuôi 5 con/lứa, gia đình chị Hồ Thị Xuân nuôi 10 con/lứa...

Bên cạnh đó, 8 mô hình chăn nuôi gà với số lượng 100 con/mô hình hiện cũng đang được bà con chăm sóc và phát triển tốt. Các lớp dạy nghề mây tre đan, chổi đót đến nay đã có sản phẩm, hứa hẹn sớm mang lại thu nhập cho bà con dân bản.

Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Tịnh khoe: “Năm nay được mùa lúa vụ Xuân 2016. Lần đầu tiên đồng bào dân tộc Chứt tự sản xuất lúa nước với sản lượng bình quân đạt 2,5 tạ/ha”.

Công tác dân số cũng có nhiều chuyển biến. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang có chiều hướng giảm.

Còn nhiều việc phải làm

Được biết, từ năm 2014 đến hết tháng 5/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phân bổ hơn 36 tỷ đồng và huy động nguồn xã hội hóa được gần 2 tỷ đồng để thực hiện Đề án. Với nguồn kinh phí này và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành đã giúp bản Rào tre có thêm 3km đường giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, giáo dục…

Dù đã được quan tâm bố trí kinh phí thực hiện nhưng hiện nay việc triển khai Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre vẫn còn không ít trở ngại. Đời sống bà con dân bản đang gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu.

Một khó khăn đáng kể nữa là hiện tại 100% dân bản trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp; việc giao đất cho các hộ tại bản mới, khai hoang đất ở, mở rộng đất sản xuất, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt một số nội dung khác trong Đề án còn chậm...

Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đoàn Đình Anh, thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường từ bản cũ đi bản mới, tạo điều kiện cho bà con dân bản giao lưu với các dân tộc khác để nâng cao nhận thức, tiếp thu văn hóa, nhằm bảo tồn, phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.