Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn Yên (Yên Bái): Giải chạy “Khám phá giữa đại ngàn” khởi động Tết rừng xã Nà Hẩu năm 2025

Văn Hoa - MV - 11:54, 26/02/2025

Trong khuôn khổ sự kiện chào mừng Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu” và Tết rừng năm 2025, sáng 26/2, tại huyện Văn Yên, Giải chạy “Khám phá giữa đại ngàn” đã chính thức diễn ra trong không khí sôi động.

sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia
Sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia

Sự kiện thu hút gần 100 vận động viên nam, nữ từ nhiều địa phương trên cả nước, cùng đông đảo người dân và du khách đến cổ vũ. Giải chạy năm nay có cự ly 8,1km dành cho cả nam và nữ, xuất phát từ đỉnh Ba Khuy - khu vực ranh giới giữa xã Đại Sơn và Mỏ Vàng và đích đến là sân vận động xã Nà Hẩu. Đây không chỉ là một thử thách về thể lực, mà còn là cơ hội để các vận động viên hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của huyện Văn Yên.

Vận động viên chạy qua những cung đường tuyệt đẹp giữa rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu
Vận động viên chạy qua những cung đường tuyệt đẹp giữa rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu

Cung đường chạy xuyên qua những cánh rừng già nguyên sinh của Nà Hẩu, nơi những thảm thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên một trải nghiệm khác biệt. Địa hình dốc cao, những đoạn đường gập ghềnh uốn lượn giữa rừng càng khiến cuộc đua trở nên cam go nhưng cũng đầy thú vị.

Người dân địa phương nhiệt tình tham gia cổ vũ, tiếp nước, tạo nên bầu không khí sôi động và ấm áp.
Người dân địa phương nhiệt tình tham gia cổ vũ, tiếp nước, tạo nên bầu không khí sôi động và ấm áp

Không chỉ mang tính thể thao, giải chạy “Khám phá giữa đại ngàn” còn là một hoạt động ý nghĩa nhằm quảng bá du lịch và văn hóa huyện Văn Yên. Lộ trình thi đấu đi qua nhiều điểm đến hoang sơ của Nà Hẩu, giúp vận động viên và du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất này. Đồng thời, sự kiện cũng gắn kết cộng đồng, khi người dân địa phương nhiệt tình tham gia cổ vũ, tiếp nước, tạo nên bầu không khí sôi động và ấm áp.

Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của xã Nà Hẩu
Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của xã Nà Hẩu

Với sự chuẩn bị chu đáo từ Ban Tổ chức và tinh thần thi đấu quyết tâm của các vận động viên, giải chạy “Khám phá giữa đại ngàn” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện không chỉ tạo nên một sân chơi thể thao lành mạnh, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. 

Kết thúc giải, Ban Tổ chức đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba và giải cho các vận động viên nằm trong Top 10 của 2 nội dung thi đấu nam và nữ. Vận động viên Lý A Tỉnh (xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên) đã về Nhất ở nội dung nam; vận động viên Nguyễn Thị My (huyện Yên Bình) về Nhất nội dung nữ.

Sự kiện không chỉ tạo nên một sân chơi thể thao lành mạnh mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Sự kiện không chỉ tạo nên một sân chơi thể thao lành mạnh mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống


Ban tổ chức trao giải cho các vận đồng viên
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên

Vào lúc 20h00, ngày 26/02/2025 (ngày 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Sân vận động xã Nà Hẩu, sẽ khai mạc Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên” và Tết rừng năm 2025.


Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.