Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vấn nạn thiếu nước sinh hoạt ở Đắk Mil

Lê Hường - 16:47, 24/04/2021

Cứ đến mùa khô, hàng nghìn nhân khẩu ở các xã Đăk R’la, Đăk Gằn, huyện Đắk Mil (Đăk Nông) lại lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải mua nước sinh hoạt với giá cao. Người dân đã nhiều lần kiến nghị giải quyết tình trạng này, nhưng chính quyền địa phương cũng chỉ có cách vận động Nhân dân dùng nước tiết kiệm!.

Nhiều hộ đầu tư tiền khoan giếng nhưng vẫn không có nước
Nhiều hộ đầu tư tiền khoan giếng nhưng vẫn không có nước

Mấy tháng qua, các giếng khoan, giếng đào trong thôn 5 xã Đăk R’la, huyện Đăk Mil đều khô cạn. Người dân trong thôn phải góp tiền chung nhau mua nước, rồi chia nhau dùng. 

Bà Trần Thị Bích Phượng, thôn 5 chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ đến thời gian cao điểm của mùa khô, là người dân trong thôn lại lo chuyện nước ăn uống. Có những năm hạn hán kéo dài, giọt nước sạch đối với bà con quý giá vô cùng. 

"Mua nước giá cao, chúng tôi dùng tiết kiệm, nước vo gạo dành để rửa rau, hoặc nước rửa rau dành để rửa chén bát… Thiếu nước sinh hoạt khiến cuộc sống người dân chúng tôi đảo lộn", bà Phương cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã diễn ra nhiều năm, nên người dân cũng đã chủ động xây dựng bể chứa tích trữ nước, hoặc khoan giếng. Tuy nhiên, rất ít hộ gặp may khoan trúng mạch nước ngầm. 

Dù ít nước nhưng gia đình tôi vẫn còn may mắn. Nhiều hộ khác khoan sâu cả trăm mét, mất mấy chục triệu đồng mà vẫn không có nước.

Bà Phạm Thị VânNgười dân thôn 3, xã Đăk R'la

Gia đình bà Phạm Thị Vân, ở thôn 3, xã Đăk R’la là một trong số ít hộ may mắn khoan giếng có nước dùng. Bà Vân cho biết: Do liên tục thiếu nước dùng vào mùa khô, gia đình bà đã đầu tư 40 triệu đồng để khoan giếng, với độ sâu 150m. 

Mặc dù nguồn nước từ giếng khoan không nhiều, nhưng cũng giúp gia đình bà tiết kiệm được một phần chi phí mua nước.Thay vì trước khi có giếng, mỗi ngày gia đình bà đều phải mua nước thì nay, vài ngày mới phải mua thêm.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang gây nhiều khốn khó cho người dân thôn 2 xã Đăk R’la. Theo ông Trương Công Khánh, Trưởng thôn 2, cả thôn có 365 hộ dân, thì có đến 2/3 số hộ đang sống trong cảnh lay lắt vì thiếu nước sinh hoạt. 

"Trước kia, toàn thôn có khoảng 30 hộ được đầu tư khoan giếng, nhưng chỉ có 2 hộ may mắn trúng mạch nước ngầm mới có nước sử dụng. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây các giếng khoan này cũng không có nước", ông Khánh cho hay.

Người dân phải mua nước trữ vào thùng phuy
Người dân phải mua nước trữ vào thùng phuy

Theo rà soát của UBND xã Đăk R’la, toàn xã hiện có khoảng 500 hộ, với trên 1.500 nhân khẩu đang thiếu nước sinh hoạt thường xuyên, chủ yếu tập trung ở thôn 2, 3 và 5. Cả xã chỉ có công trình cấp nước tập trung tại thôn 7, do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đăk Nông quản lý, vận hành, công suất chỉ đủ cấp nước sinh hoạt cho 300 hộ dân các thôn 5, 6, 7, 8 và 9. Các khu vực còn lại người dân phải sử dụng nguồn nước giếng đào, nước suối, nước mưa không bảo đảm vệ sinh.

Ông Ngô Quang Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk R’la cho biết: Toàn xã có 2.700 hộ dân, với hơn 10.000 nhân khẩu. Nhưng hiện nay, nguồn nước sinh hoạt chỉ có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho khoảng 2/3 số hộ. Nước sạch sinh hoạt đang là vấn đề rất nan giải và cấp thiết đối với chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn xã. 

Theo ông Văn, địa phương đã vận động bà con khắc phục khó khăn, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Về lâu dài, xã đã đề nghị tỉnh có giải pháp bơm nước sạch ở đập Đô Ri II, tại thôn 5 và đặt trạm bơm sau UBND xã, để trung chuyển nước đến các thôn thiếu nước.

Công trình nước sạch ở Đăk Gằn chỉ cung cấp nước cho số ít dân
Công trình nước sạch ở Đăk Gằn chỉ cung cấp nước cho số ít dân

Theo ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Gằn, toàn xã có 2.163 thôn bon, 8.924 nhân khẩu, thì có đến 1/3 số dân bị thiếu nước sinh hoạt, trong đó, tập trung tại 4 bon đồng bào DTTS tại chỗ và thôn Tân Lập. Xã có 1 công trình nước sạch gồm, 4 giếng khoan nhưng 3 giếng bị nhiễm phèn không sử dụng được, chỉ còn 1 giếng chỉ cung cấp cho một số hộ dân bon Đăk Krai. 

"Tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô diễn ra nhiều năm rồi, xã cũng đã nhiều lần kiến nghị đến cấp trên, cơ quan chức năng nghiên cứu tìm giải pháp giúp người dân địa phương thoát khỏi cảnh thiếu nước", ông Thủy cho biết.

Trước thực tế này, trước mắt, UBND huyện Đăk Mil cũng có cách là, chỉ đạo các ban, ngành, địa phương vận động Nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích, nạo vét giếng đào; vận động người dân có giếng khoan chia sẻ nguồn nước cho những hộ không có nước dùng... 

Bên cạnh đó, huyện cũng đang đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng xem xét sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt tại đập Đô Ry II để cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.