Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 15:28, 01/12/2024

Nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo, trong các ngày vừa qua, Đoàn công tác của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Trường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn; cùng đi có ông Vũ Văn Nhiên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo HĐND, UBND, đại diện các lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện Văn Lãng.

Quang cảnh buổi làm việc, chia sẻ kinh nghiệm về công tác giảm nghèo giữa huyện Văn Lãng (lạng Sơn) với huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương). Ảnh: Lương Khoa
Quang cảnh buổi làm việc, chia sẻ kinh nghiệm về công tác giảm nghèo giữa huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) với huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương). Ảnh: Lương Khoa

Tại buổi làm việc, lãnh đạo 2 đơn vị đã thông tin về tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Theo đó, trong những năm qua thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo huyện Gia Lộc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, xây dựng các vùng sản xuất tập trung áp dụng công nghệ cao vào sản xuất… Từ đó, vừa giúp người dân nâng cao thu nhập, vừa tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế-xã hội.

Năm 2024 huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương kinh tế phát triển khá, tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 12 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/năm, huyện có 17/17 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 13 xã đạt NTM nâng cao, 02 xã đạt NTM kiểu mẫu, tỷ lệ hộ nghè giảm còn 1,15%...

Đối với huyện Văn Lãng, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện được thực hiện tích cực. Trong quá trình triển khai, huyện đã kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ giao, báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh và sở, ban, ngành kịp thời tháo gỡ.

Ủy ban Nhân dân huyện đã chủ động tích cực, tổ chức triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2024 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát được Ủy ban Nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo, thường xuyên, rà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện và giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2021-2025 và năm 2024 trên địa bàn huyện theo kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Văn Lãng không có hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh, theo kết quả rà soát năm 2023, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Tỷ lệ nghèo đa chiều là 15,67%; tổng số hộ nghèo là 1.025/13.604 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 7,53%; tổng số hộ cận nghèo 1.277/13.604 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 9,39%.

Trong chương trình, Đoàn công tác của huyện Văn Lãng đã đến thăm quan, học tập kinh nghiệm tại vùng trồng rau VietGap, mô hình Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hợp tác xã Tân Minh Đức và Mô hinh nuôi cá theo chuỗi giá trị, mô hình nuôi cá sông trong ao của huyện Gia Lộc.

Văn Lãng có 17 đơn vị hành chính (16 xã, 1 thị trấn), trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên dài hơn 36km. Huyện có 8 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I và 8 xã khu vực III; có 161 thôn, khu phố; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 56.741,34 ha; dân số trên 50 nghìn người, có 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.