Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vaccine ngừa ung thư da của Moderna và Merck thử nghiệm khả quan

PV - 15:00, 14/12/2022

Nguy cơ tử vong hoặc tái phát bệnh ung thư da được tiêm tới 9 liều vaccine đã giảm 44% so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng Keytruda, một loại thuốc trị liệu miễn dịch.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 13/12, các hãng dược phẩm Moderna và Merck đã công bố kết quả thử nghiệm khả quan đối với vaccine ngừa ung thư da lần đầu tiên sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA).

Trong cuộc thử nghiệm sơ bộ, 150 bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ khối u hắc tố ác tính đã được tiêm tới 9 liều vaccine chống ung thư da đang trong giai đoạn thử nghiệm, kết hợp với sử dụng thuốc điều trị ung thư da Keytruda.

Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong hoặc tái phát bệnh đã giảm 44% so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng Keytruda, một loại thuốc trị liệu miễn dịch.

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel đánh giá đây là kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

Công nghệ mRNA đã mang lại sự thay đổi lớn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học đã chứng minh tiềm năng của mRNA trong cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở khối u hắc tố.

Hai hãng dược phẩm Moderna và Merck sẽ sớm công bố toàn bộ kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa được giới chuyên môn đồng kiểm chứng.

Hai hãng cũng sẽ triển khai thử nghiệm giai đoạn 3 vào năm 2023, với số lượng bệnh nhân tham gia thử nghiệm nhiều hơn.

Theo tuyên bố của hãng Moderna, vaccine phòng chống ung thư hắc tố được thiết kế nhằm "kích thích hệ thống miễn dịch để bệnh nhân có thể tạo ra phản ứng chống khối u phù hợp cụ thể với dấu hiệu đột biến ung thư của họ."

Theo Moderna, ung thư hắc tố là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất và gần 325.000 ca mắc mới đã được chẩn đoán trong năm 2020.

Khoảng 8.000 người có nguy cơ tử vong vì căn bệnh này trong năm nay.

Công nghệ mRNA đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc phát triển vaccine phòng chống COVID-19 và các nhà khoa học từ lâu tin rằng công nghệ này có thể giúp chống lại các virus và bệnh khác như ung thư. mRNA là một phân tử bên trong các tế bào mang các hướng dẫn để hình thành các protein.

Các nhà khoa học có thể thiết kế chúng để tạo ra một loại protein đặc biệt trong cơ thể có thể giúp chống lại virus và các bệnh khác.

Moderna và hãng dược Pfizer-BioNTech là những hãng đầu tiên sử dụng công nghệ này để sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Hồi tháng 10, Moderna và Merck đã đồng ý cùng phát triển vaccine phòng ung thư da, theo đó, hai hãng sẽ cùng chia sẻ chi phí và lợi nhuận./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.