Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Tổ chức góp ý kiến Đề án phát triển vùng DTTS và miền núi tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên

PV - 22:23, 28/05/2019

Ngày 28/5, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk và Đại sứ quán Ai Len tổ chức Hội thảo góp ý Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông cùng ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các vụ; lãnh đạo tỉnh, Ban Dân tộc, các sở ban ngành liên quan của 12 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn phát biểu tại Hội thảo. Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030

Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, Đảng và Nhà nước đã xác định, vùng DTTS và miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là những khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. Tuy nhiên hiện nay, vùng DTTS lại là vùng “lõi nghèo của cả nước”, mức độ tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức thấp so với bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc xây dựng dự thảo Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030; đồng thời triển khai lấy ý kiến đóng góp tại các địa phương vùng DTTS, miền núi nằm trong phạm vi Đề án.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến góp ý cho rằng, Đề án cần phân định lại vùng DTTS, miền núi theo hướng đối tượng, địa bàn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tình trạng dàn trải; tích hợp các chính sách cho vùng DTTS, miền núi thành 11 nhóm chính sách và quy định tại 11 Nghị định của Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng chính sách nhiều đầu mối quản lý, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; Đổi mới nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương; Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án.

Ông Cao Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông đề xuất: Đề án cần đề ra các giải pháp cụ thể, ưu tiên huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đối với khu vực Tây Nguyên, các chính sách đầu tư cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhu cầu của người dân và tăng mức hỗ trợ đầu tư đặc thù góp phần nâng cao hiệu quả; Cần có chính sách hỗ trợ phát triển bền vững các cây trồng, mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, tiêu, cao su, cây ăn quả…; Xây dựng chính sách riêng đối với dân di cư tự phát để ổn định cuộc sống cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Trần Thị Nga cũng nêu ý kiến: cần chú trọng hỗ trợ việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng sống và hội nhập của thanh niên. Đối với học sinh nội trú và trường PTDTNT cần có chính sách hỗ trợ phù hợp hơn, ưu tiên tuyển dụng đối với thí sinh dự tuyển người DTTS và sinh viên cử tuyển…

Kết luận Hội thảo, ông Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT ghi nhận, đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh, mặc dù những năm qua, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng quản lý, theo dõi chính sách; nguồn lực phân tán, dàn trải, chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Thực tế này đòi hỏi phải đổi mới chính sách đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Các ý kiến của đại biểu xuất phát từ thực tế của địa phương sẽ là cơ sở để Ban Soạn thảo của UBDT xem xét, bổ sung hoàn thiện Đề án.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.