Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc tham dự Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thanh Huyền - 20:05, 08/08/2022

Sáng 8/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp thứ ba của Ủy ban. Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số họp định kỳ hàng quý. Phiên họp thứ ba nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới.

Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban; các Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng, Thứ trưởng một số bộ, ngành liên quan.

Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự tại điểm cầu Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông, Y Vinh Tơr; thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBDT; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.

Nhiều chuyển biến rõ nét

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông và các ý kiến tại phiên họp đã tập trung phân tích, đánh giá về tình hình chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022, những kết quả đạt được, nhận diện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và chỉ ra nguyên nhân cũng như đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các kiến nghị, đề xuất để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số thời gian tới.

Về những kết quả đạt được, các ý kiến cho rằng, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến tương đối rõ ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu. Từ chuyển đổi nhận thức dẫn đến hành động mạnh mẽ hơn, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành Nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của chính quyền 5 năm và hằng năm về chuyển đổi số; Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của toàn bộ 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương được thành lập và đi vào hoạt động.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ chuyển đổi số phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ chuyển đổi số phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc chuyển đổi các hoạt động quản lý Nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu rất đáng trân trọng; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực được đưa ra phục vụ kịp thời, hiệu quả người dân, doanh nghiệp.

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 văn bản quan trọng về chuyển đổi số (6 Quyết định, 1 Chỉ thị, 1 Nghị định), trong đó có phê duyệt Ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia.

Nhân lực cho chuyển đổi số được chú trọng phát triển, đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương đã bước đầu đạt kết quả tích cực; đã có 41/63 tỉnh, thành phố triển khai 36.300 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với gần 200.000 thành viên tham gia.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A lềnh; các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT và các đại biểu tham dự Phiên họp tại điểm cầu UBDT
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A lềnh; các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT và các đại biểu tham dự Phiên họp tại điểm cầu UBDT

UBDT quyết liệt triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số

Đối với UBDT, căn cứ Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, UBDT được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ phát triển cơ sở dữ liệu về các DTTS Việt Nam phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (thời gian hoàn thành: Tháng 12/2022). UBDT đã ban hành Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về phê duyệt Dự toán chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng kho dữ liệu và hệ thống khai thác thông tin thống kê công tác dân tộc và dữ liệu thống kê 53 DTTS. Dự án này triển khai trong cả năm 2022.

Để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, UBDT đã ban hành Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của UBDT, trong đó Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT là Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của UBDT; Quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBDT về Kế hoạch chuyển đổi số của UBDT năm 2021 - 2022 và các Quyết định khác. Các kế hoạch chuyển đổi số của UBDT với đầy đủ 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của UBDT.

UBDT cũng đã ban hành Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc Thành lập Tổ công tác và Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư để bảo đảm chuẩn hóa dữ liệu chia sẻ từ cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê công tác dân tộc; cụ thể hóa các chỉ tiêu, dữ liệu có thể tích hợp của Kho Dữ liệu và Hệ thống khai thác thông tin thống kê công tác dân tộc và dữ liệu thống kê 53 DTTS.

Tạo ra xu thế, thúc đẩy phong trào chuyển đổi số

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương quyết tâm, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân quyết liệt thực hiện chuyển đổi số thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã tiến thêm những bước quan trọng, góp phần phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Cơ bản thống nhất với những đánh giá về kết quả đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế.

Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả đạt được mới là kết quả bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, nhiều việc phải làm phía trước, phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai, truyền cảm hứng, tạo ra xu thế, thúc đẩy phong trào để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu năm 2022.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý, vướng mắc phát sinh, không chậm trễ.

Đẩy mạnh kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận