Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư, Nghị định

Hoàng Quý - 13:00, 18/05/2023

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì nghe báo cáo tiến độ, kết quả triển khai việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-UBDT, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp

Đối với Thông tư số 02/2022/TT-UBDT, Vụ Chính sách Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với các vụ, đơn vị liên quan triển khai các nội dung xây dựng Thông tư theo đúng quy trình, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung đã giải quyết 9 vấn đề được nêu trong công điện số 71/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, một số nội dung Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn chưa rõ, chưa cụ thể, chưa phù hợp cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Vụ Chính sách Dân tộc sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản góp ý; tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và thành viên Tổ soạn thảo…

Về Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, trên cơ sở ý kiến của Lãnh đạo UBDT, ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập và cuộc họp với các vụ, đơn vị, Vụ Pháp chế (UBDT) đã xây dựng 2 phương án sửa đổi, bổ sung.

Phương án thứ nhất, Vụ Pháp chế đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2011/NĐ-CP một cách toàn diện. Theo đó, thiết kế lại phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tên và nội dung các nhóm chính sách dân tộc bảo đảm rõ ràng, cụ thể về nội hàm, cơ chế và nguồn lực thực hiện.  Nghị định chỉ quy định một số chính sách dân tộc, đó là các chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBDT và các chính sách dân tộc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; đồng thời, chỉ quy định các chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Chính phủ và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp

Phương án thứ 2 chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP theo Đề cương đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua trong Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị định. Theo đó, rà soát lại tên, nội hạm của một số chính sách để xác định lại tên gọi chính sách cho phù hợp; bổ sung một số điều khoản chỉnh sửa lại câu từ để làm rõ thêm nội dung chính sách và chỉ sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Chính phủ và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đánh giá cao công tác chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ được giao của các vụ, đơn vị. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị các vụ, đơn vị tiếp tục rà soát lại nội dung để bảo đảm việc sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các địa phương; rà soát lại toàn bộ văn phong, thuật ngữ, thể thức văn bản; tránh sử dụng những từ ngữ, thuật ngữ đa nghĩa, khó hiểu dễ gây nhầm lẫn.

Cụ thể, về xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị Vụ Pháp chế bổ sung kế hoạch tổ chức một số hội nghị xin ý kiến các Đại biểu Quốc hội là người DTTS; thành viên Hội đồng Dân tộc Quốc hội; các nhà khoa học, có tầm ảnh hưởng đến công tác dân tộc; lãnh đạo UBDT qua các thời kỳ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị… Chú ý kết hợp với thực tiễn và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, thuộc phạm vi, thẩm quyền của Chính phủ để đề xuất Ban soạn thảo nội dung, phương án sửa đổi, bổ sung…

Về Thông tư số 02/2022/TT-UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung theo đúng thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; hướng dẫn những nội dung đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trong Chương trình MTQG 1719… Về quy trình, cần phải lấy đầy đủ ý kiến của các đối tượng chịu tác động, theo đúng quy chế làm việc, quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các vụ, đơn vị kiện toàn tổ soạn thảo xây dựng quy chế làm việc của cơ quan UBDT. Theo đó, Tổ soạn thảo cần bám sát báo cáo tổng kết tình hình, kết quả thực hiện Quy chế làm việc của UBDT ban hành kèm theo Quyết định số 559/QĐ-UBDT; Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBDT; Quy chế làm việc của Chính phủ; Quy chế làm việc của một số bộ ngành và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

Về công tác chuyển đổi số, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh yêu cầu Trung tâm Chuyển đổi số, phối hợp với Văn phòng Ủy ban và các vụ, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Đề án chuyển đổi số trong cơ quan làm công tác dân tộc; trọng tâm là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, để làm cơ sở xây dựng hệ thống chính sách.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.