Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Góp ý xây dựng Dự án 9 thuộc Chương trình trình mục tiêu quốc gia

Thúy Hồng - 20:09, 12/08/2020

Chiều ngày 12/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp góp ý xây dựng Dự án “Đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Đây là Dự án 9 nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 9, đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của UBDT.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo cuộc họp.


Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương I đã trình bày Dự thảo báo cáo Dự án 9. Theo đó, Dự thảo bao gồm những nội dung chính như: Phát triển kinh tế xã - hội các dân tộc thiểu số rất ít người; Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, Cống, La Hủ, Cờ Lao; Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người; Hỗ trợ phát triển tộc người Đan Lai tại Vườn quốc gia Pù Mát  thuộc tỉnh Nghệ An.

Các đại biểu đã tập trung góp ý, bổ sung cho Dự thảo với những nội dung như: cần điều chỉnh tên cho Dự án 9 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; cần làm rõ nội dung đầu tư; tiêu chí xác định đối tượng, địa bàn được hưởng thụ chính sách…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực của Vụ Địa phương I đã đầu tư, tập trung nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Dự án 9. Bộ trưởng cũng yêu cầu Vụ Địa phương I đổi tên Dự án 9 “Đầu tư phát triển nhóm các dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” thành "Dự án Đầu tư phát triển nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù" (theo tiêu chí Nghị quyết số 120/2020/QH14); sửa đổi lại một số nội dung của Dự án như: Phạm vi đối tượng, nội dung đầu tư, phân kỳ đầu tư, phân tích rõ về cơ cấu vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn; các chỉ tiêu của Dự án (giảm nghèo, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…); tỷ lệ dân số và địa bàn cư trú của nhóm các dân tộc được hỗ trợ….

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...