Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ưu tiên phát triển giáo dục miền núi

PV - 14:12, 03/05/2018

Quảng Nam có 9 huyện miền núi, với 102 xã, thị trấn; trong đó 79 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục, tỉnh đã phân bổ 1,5 tỷ đồng; hơn 22 tỷ đồng kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên.

Về chính sách đối với người học, địa phương đã hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi với tổng số tiền hơn 102 tỷ đồng; cấp học bổng gần 209 tỷ đồng và 43 tỷ đồng chế độ hỗ trợ khác cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; 135 tỷ đồng cho học sinh các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, trường phổ thông dân tộc bán trú…

Chính sách ưu tiên được ban hành giúp trẻ em DTTS miền núi Quảng Nam có cơ hội đến trường. (Ảnh minh họa). Chính sách ưu tiên được ban hành giúp trẻ em DTTS miền núi Quảng Nam có cơ hội đến trường.(Ảnh minh họa).

 

Là một trong số trường học, được đầu tư theo mô hình trường dân tộc nội trú, những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Nam Giang được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Cô Lê Cảnh Phương Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ giúp học sinh miền núi đảm bảo điều kiện học tập mà còn được trang bị đầy đủ từ trang phục, giường chiếu, chăn màn, cho đến chế độ khen thưởng, học bổng khuyến khích học tập. Từ việc hỗ trợ này đã tạo động lực giúp học sinh chú tâm đến việc học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như giảm dần tình trạng học sinh bỏ học theo từng năm.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng, thời gian qua, bên cạnh thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng của địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển giáo dục vùng DTTS. Trong đó, có thể kể đến Quyết định 15 (ngày 23/7/2010) của UBND tỉnh, quy định chế độ hỗ trợ đối với học sinh thuộc khu vực II Chương trình 135 giai đoạn II, học bổng với mức 100.000 đồng/tháng, học phẩm 40.000 đồng/năm học. Theo đó, giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã hỗ trợ tổng cộng hơn 69 tỷ đồng với hơn 78.000 lượt học sinh được thụ hưởng.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã có cơ chế hỗ trợ cho học sinh miền núi thông qua việc phát triển đa dạng loại hình trường. Song song với loại hình chuyên biệt theo quy định là trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có 3 trường), trường phổ thông dân tộc bán trú (53 trường), Quảng Nam còn có trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2-3 và trường THPT có học sinh nội trú. Đây là loại hình trường có 2 cấp học gồm THCS và THPT, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện từ năm 2013 (hiện có 3 trường là Nam Trà My, Phước Sơn và Nước Oa-Bắc Trà My). Phần lớn học sinh là người DTTS ở trường điều kiện đi lại khó khăn nên tỉnh đã đầu tư xây dựng khu nhà ở để tổ chức cho học ăn ở nội trú.

Mới đây, ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, sau khi đi giám sát tại một số huyện, trường học ở khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam, ông đã đánh giá, Quảng Nam đã có sự quan tâm, chăm lo đầu tư cho giáo dục miền núi, vùng DTTS. Đáng chú ý là, tỉnh đã có nhiều chủ trương, đề án, tạo cơ chế và chính sách riêng của địa phương để phát triển giáo dục miền núi, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh…

Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục miền núi, vùng đồng bào DTTS được nêu ra rất nhiều trong các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Quảng Nam và thực tế đã được tổ chức triển khai thực hiện khá tốt. Nhờ đó, khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng trong giáo dục hiện nay vẫn còn, song không quá xa như trước. Rất nhiều ngôi trường miền núi hiện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia (65 trường), nhiều học sinh trúng tuyển đại học… cho thấy bước phát triển vượt bậc của sự nghiệp trồng người ở miền núi của tỉnh.

PHƯƠNG LÊ

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.