Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ưu đãi nghệ nhân dân gian: Sứ mệnh và tầm nhìn

PV - 15:07, 17/08/2018

Hàng nghìn nghệ nhân đang ngày đêm âm thầm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Theo thống kê của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hơn 75,3% nghệ nhân đang ở tuổi “xưa nay hiếm”. Có những nghệ nhân một đời cống hiến đã về với tổ tiên khi chưa nhận được sự tri ân của nghề.

Bài 2: Bảo vệ di sản đi liền với bảo vệ quyền lợi nghệ nhân

Cung đàn lạc phách?

Những ai yêu mến ca trù, di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, sẽ không thể không biết đến nghệ nhân Phan Thị Mơn (Hà Tĩnh) và nghệ nhân Nguyễn Thị Kim (Thanh Hóa). Cả hai nghệ nhân cùng được nhắc đến trong hồ sơ Ca trù gửi UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đáng chú ý, trong hồ sơ trình UNESCO có đoạn ghi âm bài hát do nghệ nhân Nguyễn Thị Kim thực hiện. Bà chính là một trong những yếu tố góp phần mang đến thành công trong việc Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2009.

Hầu hết nghệ nhân dân gian đều đã cao tuổi. (Trong ảnh: Nghệ nhân Kôn Hưm, tên gọi khác là Hồ Văn Phiêng (sinh năm 1940), ở bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị). Ảnh tư liệu Hầu hết nghệ nhân dân gian đều đã cao tuổi. (Trong ảnh: Nghệ nhân Kôn Hưm, tên gọi khác là Hồ Văn Phiêng (sinh năm 1940), ở bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị). Ảnh tư liệu

Với những đóng góp của mình cho Ca trù, tháng 10/2011, tại Liên hoan Ca trù toàn quốc, nghệ nhân Nguyễn Thị Kim được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian”. Nhưng khi xướng tên nghệ nhân lên nhận thì không thấy nghệ nhân đâu, ai cũng nghĩ bà già yếu không ra Hà Nội được, nhưng ít ai biết lúc đó nghệ nhân đã mất vài tháng trước.

Còn nghệ nhân Phan Thị Mơn cả đời sống trong căn nhà tạm bợ, diện tích chỉ 12m2 ở làng ca trù Cổ Đạm, phải lo ăn từng bữa, hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp người cao tuổi chỉ hơn 100.000 đồng/tháng. Và vào cuối năm 2011, nghệ nhân Phan Thị Mơn ra đi mà chẳng mấy ai hay.

Nếu như nghệ nhân Nguyễn Thị Kim và Phan Thị Mơn gắn với nghệ thuật ca trù thì với loại hình hát xẩm, nghệ nhân Hà Thị Cầu (Ninh Bình) là tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất. Nhưng năm 2013, bà cũng ra đi trong nghèo đói, túng thiếu. Khi về với Tổ Xẩm, nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn thuộc diện hộ nghèo của huyện Yên Mô; khi nghệ thuật hát Xẩm vẫn đang trên hành trình đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Điểm chung của 3 nghệ nhân là đều mất đi khi chưa kịp nhận sự tri ân của nghề. Bà Kim, bà Mơ mất năm 2011, bà Cầu mất năm 2013, trước khi có Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Với danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian” do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng, đó là sự ghi nhận, tôn vinh; nhưng chính sách hỗ trợ về vật chất là không thể có.

Tháng 11/2015, lần đầu tiên Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức buổi Lễ trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú cho 617 người “giữ lửa” bảo tồn văn hóa phi vật thể trong cả nước. Chiếu theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP, các nghệ nhân được phong tặng sẽ được trợ cấp hằng tháng từ 700.000-1.000.000 đồng; được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hỗ trợ chi phí mai táng. Nếu như các nghệ nhân Kim, Mơn, Cầu,… còn; hoặc chính sách được ban hành sớm hơn thì chắc hẳn sẽ không có những trăn trở, day dứt.

Đằng sau danh hiệu…!

Việc ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP dẫu muộn nhưng đã phần nào giải tỏa những trăn trở về chính sách ưu đãi cho nghệ nhân dân gian được phong tặng. Tuy nhiên, đằng sau danh hiệu và chế độ trợ cấp hàng tháng cho nghệ nhân dân gian hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, nhất là khi đặt trong mối tương quan với công tác bảo tồn di sản.

Nhiều năm trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư tiền tỷ cho các địa phương để bảo tồn các hình thức văn hóa, nghệ thuật truyền thống và làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, với hàng chục các hạng mục, công trình lớn nhỏ. Trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên; Ca trù; Quan họ Bắc Ninh; Hội Gióng; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ; Hát xoan ở Phú Thọ; Hát ví giặm, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Trong đó 2 di sản cần bảo vệ khẩn cấp Ca trù và Hát xoan Phú Thọ.

Ai cũng biết, ngoài tiền của đầu tư để xây dựng các bộ hồ sơ, sau khi (nếu) được công nhận sẽ là những lễ hội, chương trình hoành tráng (kinh phí cũng tới tiền tỷ) mà các địa phương có di sản tổ chức để đón nhận danh hiệu. Và tiếp đó sẽ là nhiều, rất nhiều các dự án, kế hoạch được đề ra để bảo tồn, phát huy giá trị, quảng bá di sản ấy.

Thực tế, khi nói đến di sản tức là nói đến các nghệ nhân. Bởi nghệ nhân là những người quan trọng, những người sở hữu những giá trị cốt lõi của loại hình văn hóa dân gian. Họ chính là hồn cốt, là tinh hoa của di sản. Do đó, đi liền với bảo vệ di sản, cần gắn liền với bảo vệ quyền lợi cho các nghệ nhân, phải có chính sách đãi ngộ như thế nào cho các nghệ nhân già cũng như các nghệ nhân thế hệ tiếp nối.

Năm 2015, lần đầu tiên danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được trao tặng, cũng là lần đầu tiên 617 nghệ nhân được hưởng chế độ đãi ngộ theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Nhưng tại thời điểm trao tặng lần thứ nhất đó, có đến 75,3% nghệ nhân đã ở độ tuổi nghỉ hưu trở lên. Sẽ không loại trừ nhiều trường hợp chỉ được hưởng chính sách trong thời gian ngắn ngủi.

Đáng bàn hơn là chính sách ưu đãi cho nghệ nhân dân gian theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP vẫn còn một số vướng mắc, khiến không ít nghệ nhân phải chịu thiệt thòi.

Theo quy định thì nghệ nhân được nhận trợ cấp hàng tháng phải thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới mức lương cơ sở và chưa hưởng bất cứ một chế độ trợ cấp hàng tháng nào khác. Điều này vô tình khiến các nghệ nhân cao tuổi, hoặc nghệ nhân khuyết tật,… không thể được nhận trợ cấp theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Trong khi đó, đa số các nghệ nhân dân gian đều đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”.

Thiết nghĩ, thực hiện chính sách ưu đãi cho Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là sứ mệnh để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản dân tộc. Xây dựng, thực hiện chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân cần tính tới yếu tố đặc thù. Để làm được sứ mệnh này thì các bộ ngành, địa phương liên quan cần có một tầm nhìn bao quát.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.