Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán và điều trị ung thư

PV - 15:55, 01/12/2022

Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia có tỷ suất mắc mới và xếp 50/185 về tỷ suất tử vong do ung thư. Điều này chứng tỏ sự tăng nhanh trong tỷ suất mắc mới và tử vong do ung thư tại nước ta. Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế của Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại.

Các đại biểu cắt băng khai mạc hội thảo
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội thảo

Ngày 1/12, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hội Ung thư Việt Nam, Hội Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Hằng năm phòng, chống ung thư Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 25”.

Hội thảo thu hút hơn 1.800 đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố lớn của cả nước và có sự tham gia báo cáo trực tuyến trong các chuyên đề của các chuyên gia nước ngoài như Nhật Bản, Nga, Đức, Đài Loan (Trung Quốc).

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bệnh lý ung thư đã, đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tỷ lệ mắc mới ung thư và tử vong do ung thư tiếp tục gia tăng. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan), năm 2020, ước tính trên thế giới có khoảng 19,3 triệu ca mới, 2,9 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, có khoảng 182.563 ca mắc mới, 122.690 ca tử vong do ung thư. Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia có tỷ suất mắc mới và xếp 50/185 về tỷ suất tử vong do ung thư. Điều này chứng tỏ sự tăng nhanh trong tỷ suất mắc mới và tử vong do ung thư tại nước ta.

Tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng bệnh nhân ung thư tới điều trị hằng năm khoảng 23.000 ca mới. Các bệnh ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư). Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.

Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế của Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại. Các phương pháp phẫu thuật và xạ trị không chỉ hướng đến việc điều trị khỏi bệnh mà còn hướng đến chất lượng sống và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh nhân ung thư đã có thể tiếp cận các thuốc hóa trị và thuốc nhắm trúng đích mới và gần đây là các thuốc miễn dịch, điều trị gene ngay tại Việt Nam.

Phiên khai mạc hội thảo toàn thể, TS, Bác sĩ Yomemori Kan, Bệnh viện trung tâm Ung thư Quốc gia, Nhật Bản đã báo cáo chuyên đề về “Tiến bộ và các thách thức trong các bệnh lý ác tính tuyến vú và phụ khoa”. GS, TS, Bác sĩ Moiseenko V.M, Trung tâm Ung thư Saint-Petersburg (Nga), chia sẻ thông tin: “Bằng chứng tiền lâm sàng và lâm sàng về triển vọng của liệu pháp chuyển hóa đối với bệnh ung thư”. Những báo cáo chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực chuẩn đoán, điều trị ung thư.

Trong 2 ngày 1-2/12, diễn đàn sẽ có 20 phiên hội thảo chuyên đề về huyết học, tổng quát, đầu cổ-tuyến giáp, tiêu hóa, phổi-lồng ngực, vú, phụ khoa, điều dưỡng- chăm sóc giảm nhẹ, xạ trị-kỹ thuật phóng xạ, giải phẫu-sinh học phân tử và 5 phiên hội thảo vệ tinh được tổ chức.

Bên cạnh những chuyên đề chuyên sâu về ung bướu, Ban tổ chức Hội thảo còn tổ chức chương trình Tập huấn quốc tế về “Vai trò các dấu ấn sinh học phân tử mới trong kỷ nguyên y học chính xác”, với sự tham gia của chuyên gia đến từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.