Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ trong quản trị Tòa soạn số - Hướng đi tất yếu của các cơ quan báo chí

Thanh Hương - 14:02, 17/08/2023

Tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ trong quản trị Tòa soạn số” diễn ra sáng 17/8, do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức tại Hà Nội, bên cạnh những chia sẻ thiết thực đến từ các chuyên gia công nghệ, nhà báo, nhà quản lý báo chí về lĩnh vực Tòa soạn số, công nghệ số sử dụng trong các cơ quan báo chí hiện nay, không ít đại biểu boăn khoăn, liệu trí tuệ nhân tạo (AI), chát GPT có "đe dọa" nhà báo mất việc, mất đi tính sáng tạo của nhà báo, tính chính xác, trung thực trong thông tin...

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Chủ trì Hội thảo gồm các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS,TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; TS Tạ Bích Loan, Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam.

Trong phiên thứ nhất của hội thảo có chủ đề “Giải pháp công nghệ trong quản trị Tòa soạn số”, các tham luận tập trung làm rõ tòa soạn số trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam hiện nay; ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản trị tòa soạn số; ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động sản xuất tin tức và video tự động dựa trên từ khóa; ứng dụng AI trong quản trị nội dung số.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phiên thứ hai giới thiệu thành tựu trong ứng dụng công nghệ trong quản trị Tòa soạn số ở Việt Nam từ các cơ quan báo chí hàng đầu như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) ứng dụng sản xuất thời sự trên thế mạnh của trí tuệ nhân tạo, mô hình tòa soạn số và phân phối nội dung đa nền tảng, quản trị kinh doanh nội dung số…; và nội dung chiến lược xây dựng và phát triển dữ liệu của ngành báo chí Đông Nam Á.

Sau khi nghe 9 diễn giả là các chuyên gia công nghệ, nhà báo, nhà quản lý báo chí trao đổi các nội dung liên quan đến Tòa soạn số; cách thức sử dụng công nghệ trong tham gia vào quy trình quản lý, sản xuất, phân phối nội dung báo chí..., nhiều đại biểu đã có những câu hỏi gửi đến Ban tổ chức Hội thảo với băn khoăn, trí uệ nhân tạo (AI), chát GPT liệu có "đe dọa" nhà báo mất việc, mất đi tính sáng tạo của nhà báo, tính chính xác, trung thực trong thông tin...

 Ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc VieOn chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nội dung dựa trên phân tích hành vi người xem trên môi trường số
Ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc VieOn chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nội dung dựa trên phân tích hành vi người xem trên môi trường số

Phát biểu kết thúc Hội thảo đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Chuyển đổi số trong báo chí nói chung và xây dựng Tòa soạn số nói riêng là xu hướng tất yếu, trong đó vấn đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối (blockchain) trong quản lý Tòa soạn số, trong tổ chức sản xuất sản phẩm cũng như phát hành các sản phẩm báo chí truyền thông đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động báo chí, truyền thông hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thự tế các cơ quan báo chí có lộ trình để chuyển đổi số, xây dựng mô hình Tòa soạn số phù hợp, đầu tiên là thay đổi tư duy về mô hình tòa soạn, sau đó sử dụng công nghệ một cách thông minh nhằm đảm bảo tính bảo mật, đạo đức và định hướng dư luận xã hội của các cơ quan báo chí chính thống.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.