Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ thống nhất về phòng, chống dịch Covid-19

PV - 07:05, 02/10/2021

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có thông tin chính thức về việc ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 có tên PC-Covid. Trong thời gian tới, PC-Covid là ứng dụng thống nhất phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Công an TP. Hồ Chí Minh kiểm tra thông tin khai báo y tế của người dân.
Công an TP. Hồ Chí Minh kiểm tra thông tin khai báo y tế của người dân.

Tính đến đầu tháng 9/2021, 20 nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng, chống Covid-19 được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) giới thiệu trong "Cẩm nang phòng, chống dịch Covid-19". Người dân từng được khuyến cáo cài đặt và sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng như Bluezone, NCOVI, Vietnam Health Declaration, Sổ sức khỏe điện tử… nhưng thực tế mỗi nơi sử dụng một ứng dụng khai báo y tế khác nhau, nhiều người phải cài đặt nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, đơn vị. Thêm vào đó, dù đã sử dụng ứng dụng để khai báo, nhiều nơi vẫn kết hợp cả khai báo trên giấy với nội dung thông tin tương tự nhau… Như vậy, vừa lãng phí nguồn lực, vừa chồng chéo dữ liệu kê khai mà chưa thấy hiệu quả phòng dịch.

Anh Trần Phương (ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời gian qua, mỗi khi đến một điểm công cộng như ngân hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm… đều được yêu cầu quét mã QR. Nơi thì quét bằng Bluezone, nơi thì dùng Zalo, nơi lại khai báo bằng NCOVI… Ðiện thoại đồng thời phải cài những ứng dụng này, vừa tốn pin, vừa phiền phức khi sử dụng nên anh Phương rất mong muốn sẽ có một ứng dụng duy nhất phòng, chống dịch Covid-19 được sử dụng mọi lúc mọi nơi cho mọi đối tượng.

Ðể có một ứng dụng thống nhất phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, cách đây ba tháng, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã ra đời. Một trong những mục tiêu đặt ra của Trung tâm là nhằm kết nối các ứng dụng chống dịch, dựa trên một thiết kế bài bản. Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT và TT) Ðỗ Công Anh cho biết, Cục Tin học hóa là đầu mối của Bộ TT và TT đứng ra tập hợp, tạo thành một nền tảng kết nối liên thông lại dữ liệu để không chỉ phục vụ công tác chống dịch Covid-19 mà còn xây dựng cơ sở dữ liệu để phân tích xử lý và dự báo tình hình dịch bệnh.

Ra đời một ứng dụng chống dịch Covid-19 là mục tiêu được Chính phủ giao cho Bộ TT và TT phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, để liên thông hoàn toàn dữ liệu giữa các ứng dụng đang được phụ trách bởi các đơn vị để xây dựng được cơ sở dữ liệu chung cho nền tảng chống dịch duy nhất là một bài toán không đơn giản. Giám đốc Công ty cổ phần Rada Mã Hoàng Hải cho rằng: Câu chuyện cát cứ dữ liệu giữa các đơn vị là một rào cản lớn. Dữ liệu do đơn vị thu thập thường được dùng cho mục đích của đơn vị đó, cho nên không dễ dàng chia sẻ với các đơn vị khác.

Ứng dụng ra đời sẽ thu thập dữ liệu theo thời gian. Với sự đồ sộ của hệ thống dữ liệu dùng chung cho quốc gia 100 triệu dân, rõ ràng cần một hệ thống cơ sở hạ tầng đủ mạnh. Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho sự vận hành của ứng dụng cũng cần được tính toán, hoạch định để bảo đảm điều kiện ứng dụng hoạt động ổn định, bền vững, hiệu quả.

Ở một khía cạnh khác, Viện trưởng Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông Nguyễn Quang Ðồng chia sẻ, điểm cốt yếu của công nghệ không dừng lại ở việc làm ra phần mềm, ứng dụng, quan trọng hơn là vận hành ứng dụng, quản lý thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu. Giá trị của công nghệ nằm ở dữ liệu có chất lượng, phân tích dữ liệu để giúp lãnh đạo ra quyết định. Về mặt công nghệ, Việt Nam có thể có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực kỹ thuật để tham gia. Nhưng bài toán thống nhất một công nghệ cần có lời giải phù hợp.

Ðến nay Bộ TT và TT phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công an và các doanh nghiệp công nghệ và các đơn vị liên quan hoàn thành xây dựng ứng dụng duy nhất phòng, chống dịch có tên gọi PC-Covid. Ngày 30/9, ứng dụng PC-Covid đã xuất hiện trên cả hai kho ứng dụng Apple Store và Google Play. Theo chia sẻ của đại diện Trung tâm phòng, chống dịch Covid-19, PC-Covid chỉ tích hợp và thay thế các ứng dụng phòng, chống dịch do Bộ TT và TT, Bộ Y tế đang triển khai, vận hành. Còn các ứng dụng về phòng chống dịch của một số địa phương đã triển khai sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. 

Ðáng chú ý, ứng dụng PC-Covid được trang bị chín tính năng chính, bao gồm: Thẻ Covid-19; khai báo y tế; khai báo di chuyển nội địa; thông tin tiêm chủng, xét nghiệm; cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; quét mã QR; truy vết tiếp xúc gần, bản đồ nguy cơ và phản ánh. Trong thời gian tới, sẽ phát triển thêm các tính năng khác để thuận tiện cho người dân và phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch theo từng giai đoạn.

Ðể bảo đảm yêu cầu của ứng dụng duy nhất, phục vụ toàn dân chống dịch nhanh nhất trong tình hình hiện tại, ứng dụng PC- Covid được thiết kế để liên thông, đối soát, xác thực với bốn nguồn dữ liệu đã có gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý), Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý); Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng, phòng ngừa Covid-19 (do Bộ Y tế quản lý) và cơ sở dữ liệu về xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, việc liên thông, đồng nhất dữ liệu không thể hoàn thành nhanh chóng bởi hiện nguồn dữ liệu về dân cư và dữ liệu về bảo hiểm là tập trung, thống nhất; dữ liệu quốc gia về tiêm chủng và xét nghiệm hiện đang phân tán ở các địa phương, bệnh viện, cơ sở xét nghiệm, cần tập hợp, thống nhất lại.

Ngoài ra, để đồng bộ được dữ liệu trên các nền tảng ứng dụng sẵn có như Bluezone, NCOVI… và cập nhật lên ứng dụng PC-Covid để người dân không mất công khai báo lại thông tin trên ứng dụng mới thì các đơn vị thiết kế còn phải giải quyết nhiều vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và nhiều thủ tục hành chính khác.

Hiện những thông tin cơ bản về ứng dụng PC-Covid được cập nhật tại địa chỉ: https://pccovid.gov.vn. Ngay khi xuất hiện ứng dụng PC-Covid, nhiều người dân đã tải về sử dụng và có nhiều phản hồi, góp ý, chia sẻ trên nhiều kênh thông tin. Thời gian tới, ứng dụng sẽ được phát triển thêm các tính năng khác để thuận tiện cho người dân và phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch theo từng giai đoạn. Và trong khoảng tuần tới đây, các dữ liệu sẽ được cập nhật và liên thông tốt hơn, các lỗi công nghệ sẽ được khắc phục để bảo đảm ứng dụng PC-Covid hoạt động chính xác, hiệu quả hơn. 

Bộ TT và TT cũng đang khẩn trương lên phương án, tập huấn, triển khai ứng dụng PC-Covid đến các đơn vị, các tỉnh, thành phố nhằm nâng cao tỷ lệ, hiệu quả sử dụng ứng dụng này trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mặt khác sẽ có những thông báo tới người dân về lộ trình tắt các ứng dụng trước đó, giới thiệu PC-Covid và thống nhất dùng ứng dụng này trong thời điểm cụ thể./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.