Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Văn Hoa - 20:38, 15/12/2021

Chiều ngày 15/12, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này và là Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương, công bố quyết định ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương, công bố quyết định ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức tham dự trực tuyến tại trụ sở Bộ để chứng kiến sự kiện quan trọng này. Tham dự tại điểm cầu trực tuyến có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Hoàng Giang; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương; đại diện Lãnh đạo và các nghệ nhân người Thái các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

Nghệ thuật Xòe Thái là sinh hoạt văn hóa đặc sắc, biểu trưng cho đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở nước ta. Xác định giá trị văn hóa và tính nhân văn sâu sắc của Nghệ thuật Xòe Thái, năm 2016, Bộ VHTT&DL đã ban hành Văn bản số 2715/BVHTTDL-DSVH giao tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với các chức năng và các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên xây dựng Hồ sơ quốc gia Nghệ thuật Xòe Thái trình UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương tại điểm cầu trực tuyến
Đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương tại điểm cầu trực tuyến

Từ năm 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên tổ chức khảo sát, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái. Tháng 10/2019, đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về Nghệ thuật Xòe Thái tại tỉnh Yên Bái.

Tháng 3/2020, hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình UNESCO hoàn thiện, đệ trình UNESCO và đã được ghi danh tại Kỳ vọng thứ 16 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO xem xét hồ sơ.

Niềm vui khi Nghệ thuật Xòe Thái được vinh danh
Niềm vui khi Nghệ thuật Xòe Thái được vinh danh

Ngay sau Lễ ghi danh, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên đã tổ chức Chương trình chào mừng sự kiện UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một số hình ảnh tham dự của các đại biểu ở điểm cầu trực tuyến tại trụ sở Bộ VHTT&DL

Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 3
Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 4
Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 5
Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 6
Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 7
Unesco ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 8
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.