Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

UBTVQH xem xét thành lập một số thị xã, thị trấn mới

PV - 15:22, 13/04/2018

Tại phiên họp thứ 23 diễn ra vào sáng 12/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

baodantoc_phien-hop-9-16-4-18-01-17-598-092517-170417-70

 

Phương án theo Tờ trình Chính phủ về thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cụ thể là: Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ 333,84 km2 diện tích tự nhiên và 175.872 người của huyện Tân Thành.

Về thành lập các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, cụ thể là: Thành lập phường Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ 31,87 km2 diện tích tự nhiên và 29.738 người của thị trấn Phú  Mỹ. Thành lập phường Hắc Dịch trên cơ sở toàn bộ 32 km2 diện tích tự nhiên và 16.565 người của xã Hắc Dịch. Thành lập phường Mỹ Xuân trên cơ sở toàn bộ 38,93 km2 diện tích tự nhiên và 32.345 người của xã Mỹ  Xuân. Thành lập phường Phước Hòa trên cơ sở toàn bộ 54,68 km2 diện tích tự nhiên và 16.126 người của xã Phước Hòa. Thành lập phường Tân Phước trên cơ sở toàn bộ 29,75 km2 diện tích tự nhiên và 15.182 người của xã Tân  Phước.

Kết quả sau khi thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã là: Thị xã Phú Mỹ có 333,84 km2 diện tích tự nhiên và 175.872 người và 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường (Phú Mỹ, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước) và 5 xã (Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên).

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giữ nguyên số lượng đơn vị hành chính cấp huyện (8 đơn vị) và cấp xã (82 đơn vị) nhưng có chuyển một huyện thành một thị xã (từ 2 thành phố và 6 huyện thành 2 thành phố, một thị xã và 5 huyện) và chuyển một thị trấn, 4 xã thành 5 phường (từ 24 phường, 7 thị trấn và 51 xã thành 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã).

Theo Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng xác định phương án: Việc thành lập thị trấn trên cơ sở nguyên trạng xã Phước Cát 1 nhưng lại lấy tên gọi thị trấn Phước Cát, vì “Phước Cát” là địa danh nguyên thủy trước khi điều chỉnh chia tách thành 2 xã (Phước Cát 1 và Phước Cát 2), hơn nữa, địa danh Phước Cát đã được biết đến là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của nhân dân các vùng lân cận như chợ Phước Cát, Hợp tác xã nông nghiệp Phước Cát và chùa Phước Cát có tên trong lịch sử từ lâu đời, đã đi vào tiềm thức của nhân dân trong vùng. Vì vậy, việc đặt tên thị trấn là Phước Cát là phù hợp và đã được 99,98% cử tri dự họp tán thành.

Quy mô thành lập thị trấn Phước Cát trên cơ sở toàn bộ 16,97 km2 diện tích tự nhiên và 7.204 người của xã Phước Cát 1.

Kết quả sau khi thành lập thị trấn Phước Cát, tỉnh Lâm Đồng và huyện Cát Tiên không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc. Tuy nhiên, huyện Cát Tiên có tăng một thị trấn và giảm 1 xã (từ 10 xã và một thị trấn thành 9 xã và 2 thị trấn).

Thị trấn Phước Cát có diện tích tự nhiên 16,97 km2, dân số 7.204 người. Địa giới hành chính thị trấn Phước Cát: Đông giáp xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên; tây giáp xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước; nam giáp xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước; bắc giáp xã Phước Cát 2, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên.

Báo cáo thẩm tra Đề án thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết thành lập thị xã Phú Mỹ và 5 phường: Phú Mỹ, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa và Tân Phước thuộc thị xã Phú Mỹ với những lý do như đã nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ; cho rằng việc thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng huyện Tân Thành và thành lập các phường trên cơ sở nguyên trạng các xã thuộc huyện Tân Thành tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn, phát huy mạnh mẽ chức năng đô thị trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hồ sơ Đề án, trình tự, thủ tục lập Đề án đã đáp ứng đủ quy định của pháp luật.

Thẩm tra Đề án thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết thành lập thị trấn Phước Cát với các lý do như đã được nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ nhằm tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho địa phương phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương.

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật cho rằng việc thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng là cần thiết, phù hợp với quy hoạch chung, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn đã được đô thị hóa cao, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hồ sơ Đề án đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH bày tỏ sự đồng tình với nội dung Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về việc thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Sau thảo luận, UBTVQH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Nghị quyết thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng với 100% ý kiến thành viên UBTVQH biểu quyết tán thành.

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.