Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

UBND tỉnh Hà Giang ra văn bản chỉ đạo trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Vũ Mừng - 21:12, 12/06/2024

Tỉnh Hà Giang yêu cầu các nhà trường không tổ chức lễ chia tay, tri ân thầy cô giáo dưới mọi hình thức; Ban Đại diện cha mẹ học sinh không thu tiền tổ chức các hoạt động chia tay, tri ân; không tổ chức liên hoan gặp mặt cán bộ đến làm thi.

Ngày 11/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý đã ký ban hành văn bản Số:1696/UBND-VHXH về việc triển khai một số nhiệm vụ công tác giáo dục và chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Qua rà soát nắm bắt dư luận xã hội, UBND tỉnh Hà Giang nhận thấy có nhiều thông tin trái chiều về các khoản thu từ phụ huynh học sinh; tình trạng Hội Phụ huynh học sinh tổ chức các hoạt động chia tay, tri ân; các nhà trường tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường chuẩn quốc gia và các hoạt động ngoại khóa… với quy mô lớn, có biểu hiện phô trương, hình thức, gây tốn kém, lãng phí…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường THPT Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường THPT Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang)

Để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh học sinh, chuẩn bị tốt các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Quý Đức - Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Quy chế thi tốt nghiệp THPT và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của tỉnh để tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, đồng thời giúp cho cán bộ, giáo viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về Kỳ thi.

Tiếp tục quán triệt cán bộ quản lý, giáo viên, người phục vụ Kỳ thi phải xác định đây là kỳ thi đổi mới tư duy, người đi làm nhiệm vụ thi thực hiện đúng theo chế độ, công tác phí hiện hành.

Tại công văn này, UBND tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyên truyền, hướng dẫn Ban Đại diện cha mẹ học sinh không thu tiền của phụ huynh học sinh để hỗ trợ điểm thi. Phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền chính sách; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông tin tuyên truyền sâu rộng, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan báo chí theo quy định.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang lưu ý Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các nhà trường tuyệt đối không tổ chức Lễ chia tay, tri ân thầy cô giáo dưới mọi hình thức; tuyên truyền, vận động Ban Đại diện cha mẹ học sinh tuyệt đối không thu tiền tổ chức các hoạt động chia tay, tri ân… gây tốn kém lãng phí.

Các nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ôn tập, bồi dưỡng củng cố kiến thức, động viên thí sinh chuẩn bị tốt các điều kiện, có tâm thế vững vàng, tự tin tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đặc biệt chú ý tới các điều kiện bảo đảm sức khỏe cho giáo viên, học sinh, học viên thực hiện dạy học, ôn tập kiến thức trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường.

Các huyện/thành phố chủ động cân đối nguồn ngân sách địa phương, hỗ trợ kinh phí cho các điểm thi trên địa bàn; có giải pháp ứng phó kịp thời khi thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh xảy ra; tổ chức đưa đón cán bộ coi thi đến các điểm thi đảm bảo an toàn, hỗ trợ tối đa cho thí sinh trong thời gian thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang có trên 6.900 thí sinh đăng ký dự thi. Kỳ thi được diễn ra tại 32 điểm thi, với tổng số có 419 phòng thi.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.