Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

UBDT nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số DTTS Việt Nam

Kim Anh - 19:07, 19/01/2022

Chiều 19/1/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức phiên họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số DTTS Việt Nam. TS. Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT là Chủ tịch Hội đồng. Tham dự buổi nghiệm thu còn có các thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá đề tài khoa học.

Quang cảnh phiên họp của hội đồng
Quang cảnh phiên họp của hội đồng

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số DTTS Việt Nam” do TS. Trần Hữu Sơn là Chủ nhiệm đề tài; Viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng là cơ quan chủ trì thực hiện. Mục tiêu của đề tài là: Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về Tết cổ truyền của các dân tộc thiểu số; làm rõ thực trạng tình hình đón Tết cổ truyền của các DTTS ở Việt Nam; đề xuất giải pháp, kiến nghị tổ chức Tết cổ truyền của các DTTS Việt Nam trong thời gian tới.

Báo cáo đánh giá đề tài, T.S Mai Thị Hạnh – Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết: Đề tài gồm có 4 chương với những nội dung cơ bản: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, các lý thuyết được vận dụng và khung phân tích đề tài; thực trạng tổ chức Tết cổ truyền của một số DTTS ở Việt Nam; tổ chức Tết mừng năm mới trong các thời kỳ và một số giải pháp kiến nghị.

Thông qua khảo sát đề tài, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả mới trong khảo sát như: Phát hiện các dân tộc Cống, Si La, La Hủ, Hà Nhì ở Điện Biên và Lai Châu tổ chức Tết mừng năm mới riêng theo lịch cổ, không ăn Tết Nguyên đán như người Kinh. Bên cạnh đó, phát hiện nhiều dân tộc vừa đón Tết riêng, vừa ăn Tết Nguyên đán như các dân tộc ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, người Hà Nhì ở Lào Cai.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên của Hội đồng đánh giá Đề tài đã đưa ra các kinh nghiệm, giải pháp khoa học tổ chức Tết cổ truyền của một số DTTS ở Việt Nam. Đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung mục tiêu, chính sách, quản lý Nhà nước về Tết cổ truyền nói riêng, di sản văn hóa của đồng bào DTTS nói chung; thể hiện vai trò tầm quan trọng chức năng của Tết cổ truyền DTTS.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đánh giá Ban Chủ trì đề tài cần có những đóng góp liên quan đến quan điểm tiếp cận, bổ sung giải pháp đưa ra đề xuất về phương án cách thức phối hợp các bên liên quan, làm rõ vấn đề nhận thức để thể hiện vai trò chức năng trong việc tổ chức Tết cổ truyền, đưa ra những kiến nghị sát thực hơn với người dân, tập trung vào vấn đề Tết.

Kết thúc buổi nghiệm thu, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học đánh giá thông qua nghiệm thu đề tài. Tuy nhiên, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải đề nghị cơ quan Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cần có những đề xuất kiến nghị rõ trong nghiên cứu; tiếp thu chỉnh sửa nội dung theo các ý kiến đánh giá của Hội đồng nghiệm thu.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.