Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tỷ phú gà lạnh Vũ Mạnh Hùng

PV - 09:59, 15/10/2018

Từng được nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, “Top 200 Thương hiệu Việt”, Bằng khen của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, Cúp Vàng “Giám đốc Tài năng”… Nhưng, để có được những phần thưởng cao quý này, ông Vũ Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Nhơn (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước-Hùng Nhơn Group) từng trải qua vô vàn khó khăn với bao lần thất bại.

Khởi nghiệp từ gian khó

Nhắc đến doanh nhân Vũ Mạnh Hùng, có lẽ nhiều người biết đến. Chính ông là người tiên phong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi gia cầm và gia súc đầu tiên với quy mô lớn ở Bình Phước; cũng là một trong số rất ít doanh nghiệp tiên phong và thành công trong lĩnh vực chăn nuôi gà lạnh ở miền Đông Nam bộ. Chính điều đó mà trong giới doanh nhân có người đã phong cho Vũ Mạnh Hùng là “tỷ phú gà lạnh” cũng chẳng ngoa.

 Ông Vũ Mạnh Hùng (bìa trái) cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (thứ hai từ phải sang) cùng các vị khách tham quan trang trại chăn nuôi gà lấy trứng của Tập đoàn Hùng Nhơn. Ông Vũ Mạnh Hùng (bìa trái) cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường (thứ hai từ phải sang) tham quan trang trại chăn nuôi gà lấy trứng của Tập đoàn Hùng Nhơn.

“Khi nhắc đến kinh nghiệm, người ta thường nhắc đến những bài học thành công. Nhưng theo tôi, những thất bại cũng là thứ kinh nghiệm rất đáng trân quý. Tôi khởi nghiệp từ trong khó khăn và thành công là nhờ biết nhìn vào những thất bại của mình, dám đương đầu với nó để vượt qua nó”, doanh nhân Vũ Mạnh Hùng mở đầu câu chuyện như thế.

Năm 2001, ông Hùng khởi nghiệp bằng một trang trại nuôi gà, khoảng 300 con. Chỉ 2 năm sau, trận đại dịch cúm gia cầm đã khiến doanh nhân Vũ Mạnh Hùng thành kẻ trắng tay. Với phương châm “ngã ở đâu, đứng dậy chỗ đó”, ông cầm cố hết tài sản vay ngân hàng để tiếp tục gây dựng lại từ đầu. Song, con đường kinh doanh quả là một hành trình có quá nhiều thăng trầm. “Vào thời điểm đó gà ngoại nhập về ồ ạt, trại gà của tôi bị tồn kho trong khi lãi suất ngân hàng tới 27%/năm. Toàn bộ vốn liếng của tôi hết sạch, không ít lần muốn buông xuôi”, ông Hùng nhớ lại.

Cứ ngỡ sau lần “trắng tay” thứ hai đó thì “ngọn lửa” kinh doanh của Vũ Mạnh Hùng cũng lụi tàn theo. Nhưng nhìn 600 nhân viên và sự nghiệp đã gây dựng, ông lại tự động viên mình tiếp tục. Từ thất bại đó, ông Hùng nghiệm ra một điều, không thể làm giàu với cách làm tiểu nông. Một ngày nọ, ông quyết định phải “ra ngoài” xem người ta làm ăn thế nào. Vì sao người ta làm được, còn mình thì cứ thất bại này nối tiếp thất bại khác.

Khi tham quan các trang trại nuôi gà ở Thái Lan, ở Đức, ông phát hiện, mình thất bại là do nuôi gà bằng chuồng hở, lại nuôi với số lượng lớn, không đủ kỹ thuật chăm sóc nên gà chậm lớn, dịch bệnh xảy ra là chuyện đương nhiên. Muốn giải quyết vấn đề này, chỉ có con đường duy nhất là đầu tư chăn nuôi theo công nghệ hiện đại, gọi là chuồng lạnh.

Trở về nhà, ông lại tiếp tục gom hết vốn liếng quyết tâm khởi nghiệp lần thứ ba. Năm 2007, Công ty Hùng Nhơn khánh thành trang trại nuôi gà lạnh đầu tiên, với vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Trên diện tích 20ha, ông nuôi gà theo mô hình tiên tiến nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Quy trình chăn nuôi tự động hóa 100%, theo dõi được nhiệt độ, độ ẩm, theo dõi được nước uống, thức ăn mỗi ngày trên từng con gà. Với quy trình này, mỗi năm trại gà Hùng Nhơn cung cấp cho thị trường hơn 4.500 tấn thịt gà sạch. Nhờ bước đi táo bạo đó, ông Hùng đã thắng lớn và bứt phá đi lên.

baodantoc_gia_cam

Thành công từ trang trại gà lạnh, những tưởng Vũ Mạnh Hùng sẽ dừng lại nhưng ông lại chọn một con đường khó hơn. Đó là tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi heo với quy mô 9.600 heo nái, mỗi năm cung cấp hơn 300 ngàn con giống cho nông dân khu vực miền Đông Nam bộ và 25.000 con heo thịt. Đây là mô hình hiện đại nhất, ngang tầm với các nước trong khu vực với số tiền đầu tư hơn 170 tỷ đồng. Theo ông, đầu tư vào chuỗi chăn nuôi khép kín là hợp lý và giải được bài toán rủi ro vì “không bỏ trứng vào một rổ”. Ví dụ, khi gà rớt giá sẽ có heo, heo rớt giá sẽ có trứng

Không dừng lại ở đó, Hùng Nhơn còn ký hợp tác với Tập đoàn De Heus (Hà Lan), Công ty Bel Gà (Vương quốc Bỉ) để xây dựng “Thung lũng thực phẩm an toàn” ở tỉnh Bình Phước và Đồng Nai với tổng vốn 50 triệu USD phát triển chuỗi chăn nuôi khép kín từ con giống đến thành phẩm. Mục đích của Công ty Hùng Nhơn là cung cấp chuỗi sản phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc cho thị trường. Ông Hùng nhấn mạnh: “Mô hình kinh doanh khép kín từ đầu vào tới đầu ra giúp chúng tôi giảm được chi phí tối đa và tạo được công ăn việc làm cho người lao động”.

Đây là lần đầu tiên có một dự án hợp tác sản xuất chuỗi thực phẩm sạch, an toàn, có truy xuất nguồn gốc được ký kết bởi một doanh nghiệp chăn nuôi trong nước và nhiều đối tác nước ngoài với giá trị “khủng” như thế. Dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn” mỗi năm có khả năng cung cấp ra thị trường ba triệu con gà thịt, một triệu con gà đẻ, 1.600 con heo nái và 15.000 con heo thịt. Đồng thời sản xuất và cung cấp rau, củ, quả với sản lượng 900 tấn/năm.

Gà Việt đi Nhật và dấu ấn Hùng Nhơn Group

Càng bước ra biển lớn, Vũ Mạnh Hùng càng chứng tỏ bản lĩnh của một doanh nhân thời đại mới. Ông hiểu rằng, kinh tế tri thức trong quá trình hội nhập không chấp nhận sự đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, không thương hiệu đẳng cấp. Càng không có chỗ đứng cho những dây chuyền công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, không an toàn trong tiêu dùng, ảnh hưởng không tốt đối với môi trường... Vì thế, doanh nhân Vũ Mạnh Hùng đã rất chú trọng ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra bước đột phá đặt nền tảng cho cả nước xây dựng nền nông nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

baodantoc_ga

Không chỉ đầu tư vào công nghệ, doanh nhân Vũ Mạnh Hùng cũng rất chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao. Ông sẵn sàng trả lương cao để thuê những kỹ sư, quản lý từ TP. Hồ Chí Minh hoặc thậm chí từ các công ty nước ngoài về làm cho mình.

Ngày 9/9/2017, tại Cảng Quốc tế Long An (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố xuất khẩu chính ngạch lô hàng thịt gà (gần 400 tấn) đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Trong lô gà xuất khẩu này, Tập đoàn Hùng Nhơn, tỉnh Bình Phước có vai trò hết sức quan trọng-là nhà chăn nuôi gà hàng đầu Việt Nam, đơn vị đã nuôi thành công hàng triệu con gà thịt theo tiêu chuẩn Global GAP, vượt qua mọi cửa ải kiểm soát khắt khe nhất để lô gà Việt sang Nhật.

Ông Vũ Mạnh Hùng nói: “Xuất khẩu thực phẩm sang Nhật, đòi hỏi tiên quyết là thực phẩm phải sạch và tinh khiết. Vì vậy, khi thực hiện ước mơ xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản, chúng tôi bắt buộc mọi thành viên tham gia chuỗi liên kết phải tuân thủ tất cả các quy định khắt khe nhất từ phía Nhật Bản đưa ra. Trong đó, riêng Tập đoàn Hùng Nhơn, chúng tôi nhận trách nhiệm nuôi gà-là trọng trách khó nhất, gian nan nhất. Bởi, gà nuôi không phải ngày một ngày hai, mà phải kéo dài trong 45 ngày. Từ lúc con giống nhỏ xíu, đến khi trở thành gà thịt xuất chuồng, nặng trên 2 kg/con, là hành trình dài ngày, bắt buộc phải nuôi giữ gà trong tình trạng khỏe mạnh, sạch nhất, theo đúng quy chuẩn quốc tế từ thức ăn, đến môi trường nuôi”.

ad5

Không chỉ đào tạo cho mình một lực lượng lao động chăn nuôi lành nghề, đủ nuôi dưỡng những đàn gà đạt chuẩn Global GAP, Hùng Nhơn Group còn vượt các doanh nghiệp khác, khi tiên phong triển khai phần mềm “Quản lý trang trại và truy xuất nguồn gốc” do Công ty CP Giải pháp Công nghệ Vĩnh Cửu (PERP JSC) cung cấp. Tương tự, thức ăn cung cấp cho sản phẩm gà xuất khẩu sang Nhật Bản, do Tập đoàn De Heus (Hà Lan) cung cấp…

Việc Tập đoàn Hùng Nhơn thực hiện chăn nuôi, xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang thị trường Nhật Bản mang ý nghĩa quan trọng. Sắp tới, không chỉ có gà, mà cả thịt heo, các loại nông sản khác cũng phải nỗ lực đạt tiêu chuẩn và tìm đường xuất ngoại. Điều đó sẽ giúp rất nhiều cho các trang trại, người nông dân tiêu thụ được nông sản, thoát khỏi tình trạng hết “giải cứu” mà thiếu tính bền vững, căn cơ”.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.