Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên truyền nâng cao kiến thức, pháp luật về ATVSLĐ: Giải pháp phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động

PV - 10:50, 14/08/2019

Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), mỗi năm, cả nước có khoảng gần 2 triệu lao động mới tham gia thị trường lao động, gần 100 nghìn doanh nghiệp mới ra đời. Nhiều doanh nghiệp mới, nhất là doanh nghiệp nhỏ không quan tâm và đầu tư về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ là giải pháp thiết thực nhất nhằm phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động.

Với số lượng lao động và doanh nghiệp ngày càng nhiều nên qua từng năm, việc triển khai các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, việc đầu tư cho công tác ATVSLĐ so với yêu cầu còn rất hạn chế. Các địa phương chưa dành ngân sách để hỗ trợ cho công tác ATVSLĐ. Các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân đầu tư rất ít cho ATVSLĐ, cả về con người, về đào tạo, trang thiết bị. Chính vì vậy, tai nạn lao động xảy ra tương đối nhiều, nhất là khu vực ngoài quan hệ lao động, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hay trong lĩnh vực khai khoáng.

Trong khi đó, cả nước hiện nay có khoảng 400 thanh tra về lao động, trong đó, số thanh tra ATVSLĐ của ngành không quá 100 người. Điều này dẫn đến việc quá tải khi tổ chức thanh tra. Cả Trung ương và địa phương tập trung thanh tra ATVSLĐ nhưng chỉ thanh tra được không quá 2% số doanh nghiệp hằng năm… Do đó, việc tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật ATVSLĐ được Bộ LĐTB&XH nói chung, Cục An toàn lao động nói riêng và các địa phương đặc biệt quan tâm thông qua việc triển khai phát động tháng hành động ATVSLĐ qua từng năm.

Việc triển khai tháng hành động về ATVSLĐ qua từng năm chính là dịp tuyên truyền hiệu quả kiến thức về ATVSLĐ đến doanh nghiệp và người lao động. Việc triển khai tháng hành động về ATVSLĐ qua từng năm chính là dịp tuyên truyền hiệu quả kiến thức về ATVSLĐ đến doanh nghiệp và người lao động.

Năm 2019, tháng hành động ATVSLĐ được phát động với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Theo đó, các địa phương, doanh nghiệp cũng đã đồng loạt hưởng ứng, triển khai quyết liệt.

Ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc triển khai tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 nhằm thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như cải thiện điều kiện lao động, tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát các nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ, kỹ năng đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc. Đồng thời, dịp này, tỉnh Thanh Hóa cũng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ. Qua đó, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các Sở, ngành cũng như hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn.

Không chỉ các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của cả nước cũng đã đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về công tác ATVSLĐ. Tiêu biểu trong tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đã triển khai Tháng hành động ATVSLĐ năm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ thông tin tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân người lao động về các biện pháp phòng ngừa, các mối nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, loại bỏ các nguy cơ mất an toàn trong sản xuất…

Theo đó, Tập đoàn TKV đã chỉ đạo các đơn vị, nhất là đơn vị khai thác than hầm lò, lộ thiên tiếp tục thực hiện công tác đánh giá rủi ro, triển khai tới từng vị trí sản xuất, từng người lao động để chủ động kiểm soát và phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; đề ra các giải pháp kịp thời ngăn ngừa tai nạn lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện ATVSLĐ, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về ATVSLĐ thông qua các hình thức đưa tin, viết bài, treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, truyền thanh, bảng tin điện tử tại nơi công cộng, nơi đông người làm việc...

Có thể khẳng định, việc chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật ATVSLĐ chính là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động.

VÂN KHÁNH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.