Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Tuyên truyền bình đẳng giới thông qua mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” cho học sinh DTTS

Đức Bình - 06:12, 24/11/2023

Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm 21 thành viên, trong đó có 19 học sinh từ khối 6 đến khối 9, hầu hết là người DTTS và 2 dẫn trình viên là đại diện cán bộ, giáo viên nhà trường. CLB là sân chơi lành mạnh, giúp trẻ tự tin, trở thành những hạt nhân tiên phong trong tuyên truyền về bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.

Lễ ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường THCS An Lập
Lễ ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường THCS An Lập

Trường THCS An Lập có 406 học sinh với 4 khối lớp, các em thuộc nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Cao Lan, Sán Chỉ… Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nơi sinh sống còn tồn tại nhiều hủ tục, định kiến về giới tính.

Thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), ngày19/5/2023, Trường THCS An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

CLB là mô hình điểm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, Hội LHPN huyện Sơn Động và Trường THCS An Lập phối hợp thực hiện. Đây là sân chơi lành mạnh, giúp trẻ tự tin, trở thành những hạt nhân tiên phong trong tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ hủ tục ở vùng đồng bào DTTS tại địa phương.

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS An Lập gồm 21 thành viên, trong đó có 19 học sinh từ khối 6 đến khối 9, hầu hết là người DTTS và 2 dẫn trình viên là đại diện cán bộ, giáo viên nhà trường.

CLB sinh hoạt đều đặn 2 tuần/lần. Trước mỗi buổi sinh hoạt, dẫn trình viên định hướng cho học sinh về chủ đề của từng buổi. Từ đó, các em tìm hiểu và triển khai mở rộng thông tin, nâng cao nhận thức xoay quanh các nội dung: Bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích; nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em; tìm hiểu về dậy thì sớm; hệ quả của nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; kỹ năng ứng xử trên không gian mạng.

Các em học sinh dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt tại CLB
Các em học sinh dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt tại CLB

Để các buổi sinh hoạt sôi nổi, hấp dẫn, tăng sự tương tác, học sinh được tham gia các hoạt động như: Thảo luận nhóm, chơi trò chơi, tọa đàm, vẽ tranh, đóng kịch. Sau đó, chính các thành viên của CLB sẽ là các tuyên truyền viên, truyền tải những kiến thức này tới những học sinh khác trong nhà trường vào tiết chào cờ và sinh hoạt lớp.

Không chỉ vậy, các em còn là những hạt nhân tích cực lan tỏa thông tin tới người thân, hàng xóm nơi cư trú.

Cô giáo Phạm Hải Yến,Tổng phụ trách Đội, dẫn trình viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” chia sẻ: trước đây, nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát không dám nói trước đám đông và chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về bình đẳng giới, những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự an toàn bản thân. Khi sinh hoạt tại CLB, các em đã tự tin hơn, trình bày suy nghĩ, phân tích đúng sai với bạn bè, người thân, hàng xóm. Nhiều em còn mạnh dạn đề xuất với giáo viên về chủ đề, phương pháp tổ chức buổi sinh hoạt. Trong thời gian tới, dẫn trình viên cùng Ban Chủ nhiệm CLB sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với học sinh vùng cao; tổ chức đa dạng hình thức sinh hoạt nhằm thu hút nhiều học sinh tham gia CLB.

Bà Ngụy Thị Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang cho biết: Thông qua hoạt động của mô hình nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh có thể tự bảo vệ bản thân. Qua đó, tạo sự thay đổi tích cực về thái độ, nhận thức, hành vi ứng xử trong việc ngăn ngừa và ứng phó với các vấn đề liên quan tới trẻ em. Đồng thời góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương, nhà trường, phụ huynh thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh, thiếu nhi tại địa phương. Hội LHPN tỉnh sẽ đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm để tổ chức nhân rộng mô hình ở địa bàn miền núi.

Thời gian qua, ngành giáo dục Bắc Giang chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, thực hành pháp luật... cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục
Thời gian qua, ngành giáo dục Bắc Giang chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, thực hành pháp luật... cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục

CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Với chỉ tiêu 1.800 CLB được củng cố, hoặc thành lập mới, CLB nhằm trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em. Qua đó, tạo sự thay đổi tích cực về thái độ, nhận thức và hành vi ứng xử trong việc ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, các vấn đề về sức khỏe sinh sản và kết hôn trẻ em; tạo điều kiện để các em trải nghiệm và phát huy các sở trường của mình.

Đặc biệt, hoạt động của CLB giúp nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em, giáo viên, cha mẹ, người dân tại cộng đồng và cán bộ địa phương trong thực thi quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại, bóc lột, buôn bán, bắt cóc và tảo hôn.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.