Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam"

Giang Lam - 08:52, 01/06/2022

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022.

Thực hành Then được trao truyền từ đời này sang đời khác tạo sức sống bền vững của di sản
Thực hành Then được trao truyền từ đời này sang đời khác tạo sức sống bền vững của di sản

Theo đó, Tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 (gọi tắt là Lễ đón nhận và Lễ hội) được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc Tày, Nùng, Thái nói riêng. Đồng thời tuyên truyền, quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị của di sản và ý nghĩa của việc UNESCO ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Gắn tuyên truyền, quảng bá di sản với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của mỗi địa phương có di sản Then.

Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức cùng trong dịp này nhằm tiếp tục tăng cường giới thiệu với nhân dân cả nước và quốc tế về hình ảnh đất nước, con người và các giá trị di sản văn hóa của Tuyên Quang, đặc biệt là những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa của quê hương cách mạng, Thủ đô khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến; tiếp tục xây dựng Lễ hội Thành Tuyên trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Việc tổ chức Lễ hội Thành Tuyên phải thực sự hấp dẫn, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của tỉnh Tuyên Quang, gắn các hoạt động tại Lễ hội với quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh.

Di sản hát Then của đoàn Tuyên Quang tại Lễ hội Thành Tuyên năm 2019
Biểu diễn hát Then của đoàn Tuyên Quang tại Lễ hội Thành Tuyên năm 2019

Lễ đón nhận tổ chức vào dịp Lễ hội Thành Tuyên năm 2022, có sự tham gia của 11 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức quy mô cấp tỉnh với sự tham gia của các huyện, thành phố trong tỉnh; mời một số địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Tuyên Quang; một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Thời gian tổ chức các hoạt động diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8/9 đến hết ngày 10/9/2022 (ngày 13/8 đến 15/8 Âm lịch).

Với các hoạt động chính diễn ra: Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội Thành Tuyên; Đêm hội Thành Tuyên với chủ đề: "Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên". Các hoạt động phụ trợ: Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch 11 tỉnh tham gia Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Chung kết cuộc thi "Người đẹp Xứ Tuyên"; Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Tuyên Quang; Triễn lãm ảnh “Sắc màu văn hóa các dân tộc Tuyên Quang”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.