Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang: Kỳ vọng mới cho xã vùng cao Hồng Thái

Vy Anh - 08:59, 14/07/2023

Nằm chênh vênh trên độ cao 1200 m, xã Hồng Thái, huyện Na Hang từng được coi là rốn nghèo của tỉnh Tuyên Quang. Thế nhưng nhờ các chính sách dân tộc, xã vùng cao đã từng bước đổi mới. Giờ đây, xã Hồng Thái tiếp tục vận dụng nguồn lực đầu tư và kỳ vọng sẽ phát triển bứt phá từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

(bài chuyên đề Ban Dtoc) Tuyên Quang: Niềm tin mới cho xã vùng cao Hồng Thái
Vẻ đẹp thiên nhiên của xã vùng cao Hồng Thái (Na Hang) thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm

Về lại nóc nhà Na Hang

Còn nhớ cách đây hơn 10 năm về trước, chúng tôi có dịp công tác tại xã Hồng Thái. Ngày ấy để vượt quãng đường với nhiều khúc cua tay áo, chúng tôi phải dừng giữa đường cất xe máy rồi “phượt bộ” bởi vì đường quá dốc và trơn trượt, phải mất gần 4 tiếng đồng hồ từ thị trấn Na Hang, chúng tôi mới tới được xã Hồng Thái, nơi mà cái gì cũng thiếu, không đường, không điện, không có quán ăn chúng tôi phải mang lương khô làm bữa ăn chính.

Khác với tưởng tượng của chúng tôi, lần này quay trở lại Hồng Thái, chúng tôi thấy hiện ra trước mắt là vùng quê trù phú, khang trang. Những con cung đường ngoằn ngoèo, dốc đá trước đây đã được cứng hóa bằng bê tông vững chắc. Thậm chí khi lên đến điểm cao nhất của xã là thôn Khuổi Phầy và thôn Hồng Ba, đường bê tông cũng đã đến từng nhà.

Vui mừng chia sẻ về con đường mới, cán bộ xã Hồng Thái cho biết, để có được con đường lên hai bản người Mông và người Dao này đều nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của chính quyền và Nhân dân xã Hồng Thái. Nhớ lại thời điểm khi tỉnh có chủ trương làm đường, các kỹ sư đến khảo sát thi công đều lắc đầu ngao ngán. Bởi vì đường quá dốc, khó có cách nào để vận chuyển vật liệu, máy móc vào xây dựng. Thế nhưng chính quyền xã Hồng Thái đã họp bàn với người dân hai bản tìm giải pháp tháo gỡ. Qua nhiều lần bàn bạc, người dân quyết định làm máy tời, đưa bê tông ngược lên núi. Sau khi vận động hỗ trợ được 200m dây cáp, dân bản đã đoàn kết cùng nhau góp sức vận chuyển đá, cát, xi măng bằng máy tời. Cuối cùng con đường cũng đã hoàn thành trong niềm hân hoan của dân bản và chính quyền địa phương.

Không chỉ có đường mới, chợ mới mà những công trình hạ tầng khác như: điện, trường, trạm... ở xã Hồng Thái cũng được khoác lên mình “bộ áo” mới. Những công trình ấy thực sự làm đổi thay cuộc sống của đồng bào Mông và đồng bào Dao nơi đây. Có điện, có chợ, có đường đi thuận lợi, thu nhập của đồng bào nơi đây được nâng lên rõ rệt.

Đến thăm mô hình trang trại của ông Đặng Xuân Cường ở thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái với hơn 25ha, ông tập trung trồng cây ăn trái, nhiều nhất là cây lê. Chỉ sau một thời gian chăm sóc, những vườn lê này đã mang đến thành quả ngọt ngào với thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Từ những kết quả của mô hình của ông Cường, đến nay bà con thôn Khâu Tràng đã tăng diện tích trồng lê mang lại lợi ích kép, vừa để thu hút khách du lịch đến check in, chụp ảnh lưu niệm khi mùa hoa lê trổ bông, qua đó tạo nên điểm checkin du lịch với thương hiệu “mùa hoa lê Hồng Thái”.

Hiện, không chỉ gia đình ông Cường cho thu nhập cao từ mô hình trồng lê mà cây lê còn giúp nhiều hộ dân trong xã Hồng Thái thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá giả. Đây cũng chính là kinh nghiệm quan trọng để người dân tự tin chủ động thực hiện các mô hình sinh kế trong Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn mới này.

Sẵn sàng thưc hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Có thể nói từ những kết quả đạt được trong triển khai chính sách dân tộc thời gian qua, chính quyền và người dân Hồng Thái đã sẵn sàng triển khai Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn mới này. Mục tiêu đến năm 2025, xã Hồng Thái phấn đấu bình quân thu nhập đầu người đạt khoảng 26-28 triệu đồng/năm.

(bài chuyên đề Ban Dtoc) Tuyên Quang: Niềm tin mới cho xã vùng cao Hồng Thái 1
Qúa trình triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc ở Tuyên Quang đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS

Theo báo cáo của UBND xã, giai đoạn 2021-2025, để tạo "sức bật" cho Hồng Thái, tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành khảo sát, nâng cấp tuyến đường nhựa kết nối từ xã Hồng Thái đến xã Yên Hoa với tổng mức kinh phí đầu tư hơn 17 tỷ đồng. Việc nâng cấp tuyến đường này sẽ góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa Hồng Thái với Yên Hoa và các xã trong huyện. Qua đó, tạo động lực để Hồng Thái vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thuận lợi trong thực hiện các chương trình, dự án của Chương trình MTQG 1719. 

Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang, cho biết, với độ cao 1.200m so với mực nước biển, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vốn rất khó khăn. Với diện tích 1.617,34 ha, xã có 7 thôn, 314 hộ dân với 1.598 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao Tiền chiếm trên 70% còn lại là dân tộc Mông. Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ những chương trình, dự án, chính sách dân tộc... xã Hồng Thái "đã thay da đổi thịt". 

“Việc triển khai Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang lại lợi ích to lớn cho người dân tỉnh Tuyên Quang nói riêng, đối với đồng bào các DTTS cả nước nói chung. Trong đó, quan trọng nhất Chương trình đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm để người dân không trông chờ thụ động vào chính sách của Nhà nước mà chủ động tự tin tham gia cùng Nhà nước thực hiện chính sách. Qua đó giúp cho chính sách bám sát hơi thở cuộc sống và phát huy một cách tối đa ở cơ sở”, bà Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số: 05/NQ-HĐND về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 với tổng nguồn vốn huy động là gần 1300 tỷ. Trong đó: Ngân sách Trung ương 843 tỷ triệu đồng, ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh) 60 tỷ đồng, vốn tín dụng: 380 tỷ vốn huy động khác: 10 tỷ đồng.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.