Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút 45.000-50.000 tỷ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025

Cát Tường - 17:59, 19/07/2021

Theo Quyết định số 336/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu sẽ thu hút 45.000-50.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút 45.000-50.000 tỷ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Quốc Việt
Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút 45.000-50.000 tỷ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Quốc Việt

Nhằm thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu thu hút được khoảng 45.000 - 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng.

Theo Đề án, tỉnh Tuyên Quang thực hiện thu hút đầu tư trên quan điểm là tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, chọn lọc, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

Quan điểm thu hút đầu tư trong thời gian tới như sau:

Một là, tập trung thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển chung của tỉnh, có số thu ngân sách lớn.

Hai là, quan tâm thu hút các dự án có quy mô lớn và vừa, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, có giá trị gia tăng cao; ưu tiên thu hút các dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt, dự án thu gom xử lý nước thải, rác thải đô thị, rác thải trong khu công nghiệp; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích gắn phát triển chăn nuôi với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Với Đề án trên, Tuyên Quang định hướng thu hút đầu tư vào 7 nhóm ngành, lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp; dịch vụ thương mại, du lịch; nông nghiệp; giáo dục-dạy nghề; y tế; thể thao; môi trường. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt sản xuất các sản phẩm, hàng hóa nằm trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng tiêu dùng trong nước; công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp có quy mô, công nghệ hiện đại; công nghiệp hỗ trợ; cơ khí chế tạo, sản xuất; công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản tập trung…

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.