Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuyên Quang ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải tại cơ sở

Tân Trào - 17:54, 15/11/2022

Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Văn bản số 1249/STP-XDKTTHPL&PBGDPL, hướng dẫn xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải tại cơ sở trên địa bàn tỉnh.


(CĐ Bộ Tư Pháp): Tuyên Quang ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải tại cơ sở
Các thành viên trong tổ hòa giải viên thôn 8 xã Trung Môn (Yên Sơn) trong một buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân.

 Theo đó, về lựa chọn mô hình hòa giải cơ sở hoạt động hiệu quả có những mô hình sau: “Huy động Luật gia, Luật sư, người có kiến thức pháp luật tham gia hoạt động hoà giải ở cơ sở”; “Mỗi cán bộ không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố là một Hoà giải viên”; “Huy động già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia hoạt động hoà giải”; “Câu lạc bộ hoà giải ở cơ sở”... và các mô hình khác phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương.

Căn cứ hướng dẫn của Sở Tư pháp và điều kiện thực tế của địa phương, UBND huyện, thành phố ban hành văn bản hướng dẫn UBND cấp xã lựa chọn và thực hiện mô hình; UBND cấp xã sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, ban hành văn bản triển khai thực hiện mô hình trên địa bàn cấp xã và tổ chức các hoạt động thực hiện mô hình. Qua quá trình thực hiện nếu thấy hiệu quả, thì ban hành văn bản hướng dẫn nhân rộng thực hiện.

Về xây dựng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ phải đáp ứng các yêu cầu: (1) 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở; (2) Có hoạt động phối hợp với Tòa án Nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải; (3) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Theo đó, để thực hiện được các nội dung của tiêu chí thì UBND huyện, thành phố cần phải hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở đáp ứng các yêu cầu nêu trên, trong đó lưu ý: Hằng năm ban hành văn bản hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng mô hình điểm; Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật để tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải; Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở./.

Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.