Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tưởng nhớ, tri ân công lao cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

PV - 11:30, 01/12/2021

Ngày 1/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ giỗ lần thứ 92 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và người dân dự lễ.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cùng đại biểu thành kính dâng hương tại Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cùng đại biểu thành kính dâng hương tại Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Lễ giỗ năm nay tổ chức nội bộ và thực hiện theo các nghi thức cổ truyền như: Lễ cúng tiên thường, chính giỗ và lễ cúng hậu thường. Chính giỗ tổ chức lễ dâng hương, hoa, phẩm vật; ôn lại cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc đến Đồng Tháp sinh sống, hoạt động cách mạng ở làng Hòa An, Cao Lãnh. Trong khoảng thời gian ở Đồng Tháp, Cụ làm nghề sắc thuốc, xem mạch, kê toa trị bệnh và tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước cho nhân dân nơi đây.

Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào ngày 27/11/1929, nhằm ngày 27/10 năm Kỷ Tỵ, tại làng Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nay là phường 4, thành phố Cao Lãnh. Cụ đã sinh thành dưỡng dục cho Tổ quốc ta một vĩ nhân là Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc.

Lễ giỗ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc là hoạt động văn hóa có ý nghĩa chính trị, nhân văn góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, đây là dịp Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Đồng Tháp thể hiện sự tri ân công lao to lớn cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được tỉnh Đồng Tháp tu bổ, chăm lo hương khói trang nghiêm phần mộ, thành một quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia với diện tích trên 9 héc ta. Tại đây có nhiều công trình như: Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp, Đền thờ cụ Phó Bảng; Nhà sàn Bác Hồ tại Khu di tích; tái hiện một góc không gian làng Hòa An xưa, nơi nhân dân Hòa An đã chăm sóc Cụ lúc cuối đời..., giúp thế hệ trẻ có thể cảm nhận, hiểu hơn về hình ảnh và cuộc đời của một nhân sĩ yêu nước… Tại lễ giỗ, Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tổ chức triển lãm hàng trăm bức ảnh về những thành tựu, quê hương, đất nước, con người Đồng Tháp trong những năm qua.

Đặc biệt Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc hiện còn có cây Khế 293 năm tuổi và cây Sộp 332 năm tuổi là 2 cây Di sản Việt Nam. Hai gốc cây Dầu có tuổi thọ trên 100 năm, chế tác thành 2 tác phẩm nghệ thuật có hình ảnh trống đồng Đông Sơn với 9 đầu rồng và tác phẩm bản đồ Việt Nam, hoa sen, 12 con giáp, đây là 2 tác phẩm điêu khắc gỗ được công nhận xác lập kỷ lục Việt Nam để cho khách tham quan đến viếng, chiêm ngưỡng./.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.