Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tương lai nào cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn?

An Yên - 11:58, 31/07/2023

Dẫu cộng đồng và toàn xã hội đã dành nhiều sự quan tâm, ưu ái đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… nhưng so với nhu cầu thực tế cuộc sống hàng ngày, các em vẫn còn muôn vàn khó khăn. Tương lai tốt đẹp nào cho em, vẫn luôn là câu hỏi canh cánh trong bao người...

Trẻ em bản Phà Chiếng của xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn đang có cuộc sống hết sức khó khăn: xa trung tâm huyện, không điện sinh hoạt, đường giao thông cách trở - ảnh CTV
Trẻ em bản Phà Chiếng của xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn đang có cuộc sống hết sức khó khăn: xa trung tâm huyện, không điện sinh hoạt, đường giao thông cách trở - ảnh CTV

Hàng ngàn trẻ em đang rất thiệt thòi

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Nghệ An có 899.955 trẻ em, thì số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn là 13.011 em, chiếm 1,45%, trong đó có 10.721 trẻ khuyết tật, chiếm 1,19% so với tổng số trẻ em; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 134.429 trẻ.

Tại thời điểm tháng 5/2023, số trẻ em được hưởng trợ cấp thường xuyên là 16.904, trong đó: Trẻ bị khuyết tật đặc biệt nặng: 2.169 em; trẻ bị khuyết tật nặng là 5.873 em; có 8.862 trẻ dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn. 

Hàng năm, các chế độ trợ giúp xã hội đã được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện đầy đủ nhưng không thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế hàng ngày của các em.

Dẫn số liệu từ huyện Nghi Lộc – một trong những huyện có tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt tương đối cao sẽ thấy rõ điều đó. Theo chị Trần Thị Lộc, cán bộ chính sách huyện Nghi Lộc, trên địa bàn huyện hiện có 1.060 cháu có hoàn cảnh đặc biệt và hoàn cảnh khó khăn; trong đó có 43 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, 492 trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo và 525 trẻ bị khuyết tật. 

Bà Lộc cho hay: Địa phương đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng để trẻ được đáp ứng nhu cầu tối thiểu, thì đang rất cần sự chung tay của nhiều tổ chức trong cộng đồng.

Bố mất, mẹ đi làm ăn xa, hai cháu nhỏ Phan Thị Thu Thủy (11 tuổi) và Phan Công Đường (9 tuổi) đang sống nhờ người bà già yếu Lê Thị Cường ở xóm Lam Hồng, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương - ảnh CTV
Bố mất, mẹ đi làm ăn xa, hai cháu nhỏ Phan Thị Thu Thủy (11 tuổi) và Phan Công Đường (9 tuổi) đang sống nhờ người bà già yếu Lê Thị Cường ở xóm Lam Hồng, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương - ảnh CTV

Ngay tại địa bàn huyện 30a Kỳ Sơn, hiện đang có 668 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có 362 trẻ khuyết tật; 306 trẻ mồ côi và hoàn cảnh khó khăn khác. Ông Nguyễn Hữu Lập, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Kỳ Sơn tỏ ra “bất lực”: Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương có nhiều khó khăn do địa hình rừng núi hiểm trở, tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo lớn, nên các nguồn hỗ trợ chỉ như “muối bỏ biển”. "Chỉ lấy ví dụ về việc thăm khám, điều trị bệnh dành cho trẻ em khuyết tật từ quỹ bảo trợ xã hội đã thấy rõ sự “bấp cập” rồi. Cũng bởi đường sá xa xôi, gia đình các em lại khó khăn nên việc “phủ sóng” tất cả các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn quả thực còn cả vấn đề…", ông Lập dẫn chứng.

Nỗ lực nhưng vẫn thiếu nguồn lực

Những năm qua, việc triển khai các Chương trình thuộc Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn, thuộc vùng DTTS và miền núi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 cũng đã được các địa phương nỗ lực thực hiện. 

Theo kết quả thống kê, từ năm 2021 đến tháng  6 tháng năm 2023, nguồn lực thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh, đạt hơn 116 tỷ đồng. Số tiền này dành để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi cha mẹ, trẻ em và gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh và thiên tai lũ lụt.

Trần Bá Huy (13 tuổi) trú ở khối Trung Đông, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn có cuộc sống không may mắn khi mồ côi cả bố và mẹ - ảnh CTV
Em Trần Bá Huy (13 tuổi) trú ở khối Trung Đông, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn có cuộc sống không may mắn khi mồ côi cả bố và mẹ - ảnh CTV

Tuy nhiên, theo ông Phan Sỹ Hiền, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An,  số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng xã hội đang rất lớn, trong khi nhận thức của một số bộ phận gia đình có trẻ khuyết tật còn hạn chế, khi tiếp nhận được thông tin đã không đưa con em mình đi tư vấn, phẫu thuật phục hồi chức năng, can thiệp sớm.

Trao đổi về vấn đề này,  ông Bùi Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết: Khó khăn nhất là vấn đề kinh phí, ngân sách bố trí thực hiện các hoạt động còn hạn hẹp, chưa đảm bảo triển khai được các hoạt động cần thiết ở địa phương, trong khi số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng các loại còn cao. Ngoài ra, tác động của thiên tai, dịch bệnh… cũng ảnh hưởng lớn đến việc huy động nguồn lực xã hội để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đại diện sở LĐ,TB&XH Nghệ An cho rằng, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, công tác quản lý nhà nước và vai trò tham gia tuyên truyền, vận động, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc quản lý, vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em. Nhất là việc thực hiện xã hội hóa việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những hành động, việc làm ý nghĩa, thiết thực của các cấp ngành dành cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn sẽ là động lực tiếp thêm niềm tin, hi vọng để rộng mở hơn cánh cửa vào đời của các em.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.