Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Túi, ví làm từ nấm mang tiềm năng "đánh bật" da động vật

PV - 18:05, 31/03/2022

Đối với giới mộ điệu, túi da động vật có thể được coi là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, vật liệu mới thân thiện môi trường làm từ nấm đang mang nhiều tiềm năng thay thế da động vật trong sản xuất túi và ví.

Nấm có thể "biến hình" thành vật liệu thay thế da động vật trong sản xuất túi và ví. Ảnh: Daily Mail
Nấm có thể "biến hình" thành vật liệu thay thế da động vật trong sản xuất túi và ví. Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail (Anh) vừa qua đưa tin các nhà nghiên cứu tại Đại học Boras (Thụy Điển) đã tìm ra phương pháp sản xuất da nhân tạo từ nấm nuôi bằng bánh mì siêu thị đã hết hạn.

Các nhà nghiên cứu khẳng định da nhân tạo có nguồn gốc từ nấm được sản xuất nhanh hơn những loại khác đang có trên thị trường và đặc biệt là mang đặc điểm 100% nguồn gốc thực vật. Nấm cũng có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thay thế giấy và cotton.

Họ sử dụng bào tử nấm có tên Rhizopus delemar vốn thường hiện diện trên thức ăn đang phân hủy. Họ nuôi Rhizopus delemar bằng bánh mì hết hạn tại siêu thị, được phơi phô và nghiền nhỏ rồi trộn với nước trong lò phản ứng quy mô nhỏ. Hai ngày sau khi nấm được “ăn” bánh mì, các nhà khoa học loại bỏ protein, lipid và các sản phẩm phụ trong tế bào nấm.

Nấm Rhizopus delemar tạo ra các sợi tự nhiên có thành phần chitin và chitosan trên thành tế bào. Các tế bào nấm sau đó được cán phẳng và phơi khô để hình thành vật liệu giống với da.

Loại “da nấm” đầu tiên được sản xuất khả mỏng và không mềm dẻo. Do đó, đội nghiên cứu đang thử nghiệm phiên bản bao gồm nhiều lớp tế bào nấm phối hợp để mô phỏng được da động vật. Vật liệu tổ hợp này sẽ gồm những lớp được xử lý với tannin nguồn gốc thực vật nhằm tạo tính mềm mại phối hợp với lớp được xử lý với kiềm để tăng độ bền.

Tiến sĩ Akram Zamani tại Đại học Boras nhấn mạnh trong quá trình phát triển, họ đã cẩn thận không sử dụng hóa chất độc hại hoặc bổ sung chất có thể gây hại cho môi trường.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.