Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tự học trong mùa dịch Covid-19

Hoài Dương - 15:18, 18/02/2020

Không có điều kiện học trực tuyến hay trao đổi học tập với thầy, cô qua các trang mạng xã hội giống như ở thành thị, nhưng trước việc kéo dài thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona (Covid-19) gây ra, học sinh DTTS và miền núi cũng đã có ý thức tự học tại nhà để củng cố kiến thức trước khi quay lại trường lớp.

Nhận thức về việc học tập ở vùng DTTS đã được nâng cao
Nhận thức về việc học tập ở vùng DTTS đã được nâng cao

Chia sẻ với chúng tôi, em Lý Đức Thiện, dân tộc Hà Nhì, học sinh lớp 12A1 Trường THPT thị trấn Mường Tè (Lai Châu) cho hay: Năm nay là năm cuối cấp của em, nên trong thời gian nhà trường cho nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh, hằng ngày em dành phần lớn thời gian tự ôn tập lại kiến thức và học lại bài, đồng thời lên mạng tìm các bài giảng, các mẫu đề thi THPT quốc gia để tự học, tự làm ở nhà. 

Em Sùng Thị Anh, dân tộc Mông, học sinh lớp 8A Trường PTDTNT, THCS huyện Mù Căng Chải (Yên Bái) chia sẻ: Kỳ nghỉ Tết hơn 10 ngày cùng với thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 kéo dài, em chỉ lo nghỉ nhiều sẽ quên hết bài vở nên ngoài việc phụ giúp việc nhà cho bố mẹ, hằng ngày em bỏ ra 4 giờ đồng hồ (2 giờ buổi sáng, 2 giờ buổi tối) để ôn tập và làm lại các bài tập trong chương trình học kỳ I đã được học. Những phần nào còn yếu và chưa hiểu thì đánh dấu lại để khi trở lại lớp học sẽ hỏi bạn bè và thầy cô. 

Anh Lò Văn Bàn, dân tộc Thái, ở bản Tả Sin Chải, phường Đông Phong, TP. Lai Châu có 2 con đang học lớp 4 và lớp 6 cũng tâm sự: “Lần đầu tiên hai đứa con tôi được nghỉ dài như thế, sau hơn chục ngày nghỉ Tết theo quy định, UBND tỉnh Lai Châu lại có quyết định cho học sinh nghỉ thêm 2 tuần để phòng, chống dịch Covid-19. Những ngày nghỉ, hai con vẫn tự học. Có những hôm sau khi ăn tối xong, hai con tự giác học bài như những ngày đi học bình thường. Những bài không hiểu, các cháu nhờ bố mẹ giúp”. 

 Mặc dù không có điều kiện học online, học trực tuyến như thành thị và cũng không có điều kiện công nghệ để trao đổi kiến thức qua các trang mạng xã hội zalo, facebook... Thế nhưng, các em học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn cũng đã có ý thức tự học. Điều này chứng tỏ rằng, sự học ở vùng DTTS, miền núi đã có nhiều đổi thay tích cực nhất là trong nâng cao nhận thức về việc học tập. 

Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu chia sẻ: Lai Châu là tỉnh miền núi chiếm hơn 80% học sinh là con em DTTS sinh sống ở những địa bàn đặc biệt khó khăn. Theo đó, trong đại dịch này, cũng giống như nhiều địa phương khác Lai Châu không có điều kiện triển khai giải pháp học trực tuyến. Thêm nữa, phần lớn học sinh cũng không có điều kiện về phương tiện công nghệ, nên việc học và trao đổi thông tin qua các trang mạng xã hội cũng là rất khó. 

Do vậy, ngay sau khi cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh, Sở đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy bù vào thời gian thích hợp để bảo đảm chương trình theo quy định, đồng thời, cũng nhắc nhở học sinh cần tự củng cố lại kiến thức và kỹ năng về phòng, chống dịch bệnh để khi quay trở lại trường, các em tự bảo vệ tốt sức khỏe cho mình- ông Tuấn cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.