Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Truyền thông với di sản

Hồng Minh - 10:34, 27/11/2019

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, vai trò của người dân, của các cơ quan quản lý văn hóa được xem là yếu tố nòng cốt và quyết định. Tuy nhiên, để giá trị của di sản đó được lan tỏa, không thể không nhắc tới vai trò của truyền thông. Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm qua, truyền thông đã và đang đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Công trình xây dựng trái phép trên đèo Mã Pì Lèng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) chỉ được can thiệp xử lý khi truyền thông phản ánh. (Ảnh TL)
Công trình xây dựng trái phép trên đèo Mã Pì Lèng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) chỉ được can thiệp xử lý khi truyền thông phản ánh. (Ảnh TL)

Nhìn lại con số thống kê về di sản văn hóa trên cả nước, có thể thấy, truyền thông đã mang di sản đến gần hơn với công chúng. Truyền thông đã góp phần đưa Vịnh Hạ Long của Việt Nam thành di sản thiên nhiên thế giới, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh.

Cũng nhờ truyền thông, những di sản nổi tiếng của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, như: Quần thể Di tích Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An, danh thắng Tràng An, rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng… Nhờ đó, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, khẳng định vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thêm vào đó, từ những phát hiện, phản ánh của truyền thông đã góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương nắm bắt được những vấn đề bất cập để tháo gỡ, xử lý. Có thể kể đến vụ việc các công trình xây dựng trong khu di sản văn hóa Tràng An - Bái Đính, khu danh thắng Núi Sam, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn…

Tại buổi tọa đàm “Truyền thông với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc” do Ban Quản lý Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam tổ chức mới đây, Ông Vũ Dương Châu, Trưởng Ban Dân tộc thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc đang được các cơ quan truyền thông, báo chí rất quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự can thiệp, định hướng chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác của truyền thông đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới di sản văn hóa. Hay nói cách khác, truyền thông đã tạo nên mâu thuẫn giữa các bên cũng như chính truyền thông, khi đó, chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu lại đóng vai trò trung gian, hòa giải.

Việc chưa quan tâm quảng bá rộng rãi các giá trị lịch sử - văn hóa, nhất là tại các lễ hội mà chỉ khai thác các yếu tố giật gân ở một số cơ quan báo chí, truyền thông cho thấy cần nhiều hơn nữa các giải pháp định hướng truyền thông trong quảng bá, tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa, nâng cao nhận thức cho người dân.

Đơn cử như câu chuyện về Hội phết Hiền Quan, tỉnh Phú Thọ những năm gần đây rất được dư luận quan tâm. Lễ hội phết Hiền Quan được tổ chức để tôn vinh và tưởng nhớ công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Cướp phết bắt nguồn từ một trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ thuở xưa.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác một số tờ báo với thông tin chủ quan, đã phản ánh không đầy đủ, đã khiến hàng chục tờ báo khác đăng tải lại thông tin, gây tâm lý hoang mang.

Có thể nói, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển của báo chí đa phương tiện, việc kết hợp được thế mạnh của truyền thông trong việc hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa là biện pháp hữu hiệu thu hút sự quan tâm của cộng đồng với di sản văn hóa, bảo vệ di sản trước thách thức của quá trình hội nhập…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.