Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Truyền thống thể thao trong ngôi chùa Khmer Nha Si Cũ

PV - 10:13, 22/05/2018

Với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi phát huy truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Đặc biệt, những ngôi chùa còn góp phần bảo tồn, phát huy những môn thể thao dân tộc truyền thống.

Chùa Nha Si Cũ ở ấp Huỳnh Tố, xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng, là một trong 76 ngôi Chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Theo Đại đức Danh Quol, trụ trì chùa cho biết, chùa trải qua 15 đời trụ trì, đời nào Ban quản trị chùa cũng rất quan tâm đến tổ chức, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, phát huy môn thể thao dân tộc.

Đoàn công tác UBDT đến thăm chùa nhân dịp kiểm tra công tác dân tộc xã 135 Vĩnh Phú. Đoàn công tác UBDT đến thăm chùa nhân dịp kiểm tra công tác dân tộc xã 135 Vĩnh Phú.

 

Để phong trào thể thao trong xã luôn duy trì và ngày phát triển, vững mạnh, đã có một thời gian, Ban quản trị chùa phải đến từng hộ đồng bào, động viên, giải thích về ý nghĩa và tầm quan trọng của từng bộ môn cần được bảo tồn, từ đó phật tử tự giác tham gia các phong trào thể thao rất nhiệt tình và mang về thành tích cao. Đặc biệt, chùa Nha Si Cũ liên tục dẫn đầu tại một số cuộc đua ghe ngo cấp tỉnh và khu vực.

Để thu hút đông đủ bà con tham gia môn thể thao đua ghe ngo, Ban quản trị chùa bố trí thời gian tập luyện vào giờ bà con đã xong việc đồng áng. Anh Danh Tiên, ngụ ấp Huỳnh Tố, xã Vĩnh Phú, chia sẻ: “Từ 20 tuổi tôi đã tham gia cùng các đội ghe ngo các huyện khác. Từ khi chùa có ghe mới, anh em chúng tôi tích cực tập luyện và thi đấu cho chùa. Giờ tôi chỉ tập luyện cho chùa Nha Si Cũ để gìn giữ môn thể thao truyền thống của đồng bào mình”.

Khi nhắc đến thành tích về thể thao của Chùa Nha Si Cũ, ông Danh Thas, một phật tử làm công đức tại chùa chia sẻ: Chùa nhận được rất nhiều thành tích, phần thưởng, tuy nhiên chỉ treo được khoảng 500 bằng khen thưởng có thành tích cao để đồng bào khi đến chùa sinh hoạt nhìn thấy mà quyết tâm bảo tồn môn thể thao dân tộc truyền thống; số còn lại phải xếp lại cất trong tủ.

Hiện nay, đội ghe ngo của chùa, có khoảng một trăm vận động viên, gồm những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh. Trẻ nhất 18 tuổi, lớn nhất 51 tuổi. Từ năm 2010-2017, đã gặt hái 29 giải lớn nhỏ với nhiều thành tích tiêu biểu. Trong đó, có 8 Huy chương Vàng; 4 Huy chương Bạc các cự ly 800m, 1.000m, 1.200m tại giải đua cấp toàn quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều giải nhất, nhì, ba tại giải đua ghe ngo cấp huyện, tỉnh và khu vực.

Để hỗ trợ chùa gìn giữ các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, năm 2010, UBND huyện Giồng Riềng đầu tư 50% kinh phí để chùa Nha Si Cũ đóng mới một ghe ngo trị giá 117 triệu đồng.

Hoà thượng Danh Đổng, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang chia sẻ: Chùa Nha Si Cũ ở xã đặc biệt khó khăn, phật tử ở trong xã nghèo nên không đóng góp được gì cho chùa, mà chùa còn phải lo chi phí tập luyện cho các đội thể thao để bảo tồn văn hoá truyền thống. Chùa là một trong những ngôi chùa điển hình nuôi dưỡng phong trào thể thao dân tộc Khmer. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước đang dự kiến sẽ cùng Ban trị sự chùa có kế hoạch để tiếp tục bảo tồn các môn thể thao và tìm cách lưu giữ những bằng, giấy khen của chùa nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau về tinh thần thể thao của lớp cha, anh đi trước.

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.