Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên DTTS phòng, chống tảo hôn và mua bán người

Như Ý - 08:23, 06/05/2022

Ngày 5/5, Tỉnh Đoàn Quảng Bình phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Plan International tại Việt Nam tổ chức hội thảo Hội thảo trực tuyến truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số phòng, chống tảo hôn và phòng, chống mua bán người. Hội thảo được kết nối đến các điểm cầu Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị.

Nền tảng “Em vui” là không gian kỹ thuật số được sử dụng trên 6 kênh mạng xã hội
Nền tảng “Em vui” là không gian kỹ thuật số được sử dụng trên 6 kênh mạng xã hội. Ảnh minh hoạ

Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (EMPoWR) được triển khai tại 52 xã, 11 huyện của 4 tỉnh là Quảng Bình, Hà Giang, Lai Châu và Quảng Trị trong 3 năm từ 2020 đến 2023 do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan International Việt Nam cùng thực hiện, với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu và Plan International Bỉ. 

Đối tượng của dự án là 17.200 em thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án, cho đến khi kết thúc giai đoạn thực hiện. Dự án kỳ vọng sẽ lan tỏa thông tin tới hơn 57.400 em vùng dân tộc nữa trên khắp 4 tỉnh dự án. 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu nền tảng “Em vui” và phát động chương trình 100 thông điệp về nạn buôn người, nạn tảo hôn và các nội dung liên quan.

Nền tảng “Em vui” là không gian kỹ thuật số được sử dụng trên 6 kênh mạng xã hội, nhằm trang bị cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng để các em có thể chủ động và tự tin phòng, tránh tảo hôn và nạn mua bán người. 

Hiện nay, nền tảng “Em vui” đã có nhiều sản phẩm cung cấp kiến thức hữu ích cụ thể như: video hướng dẫn chi tiết sổ tay an toàn mạng; các tập phim truyện tranh “Hành trình của Mỉ” với nội dung nhằm giáo dục, truyền thông về phòng tránh tảo hôn, phòng, chống mua bán người; tài liệu về các chủ đề kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng, chống tảo hôn, kỹ năng phòng, chống mua bán người, sức khoẻ sinh sản… Các sản phẩm này đều đã được dự án đăng tải trên nền tảng “Em vui”, ghi nhận hàng nghìn lượt xem, đọc và tải về. Đây cũng là diễn đàn đối thoại giữa thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số với các cơ quan quản lý thực hiện chính sách của Chính phủ và các địa phương./.


Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.