Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trưởng thôn Lý Văn Phủ với sự phát triển ở Yên Sơn

PV - 14:44, 18/07/2018

Giản dị, mộc mạc và đầy tâm huyết với công tác thôn, xóm là những gì dễ nhận thấy ở ông Lý Văn Phủ (SN 1963), Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, một Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì (Hà Nội).

Thôn Yên Sơn có 235 hộ dân, 95% là người Dao, địa hình chủ yếu là đồi núi, trình độ sản xuất lạc hậu nên còn nhiều hộ nghèo. Từ năm 2013 đến nay, với vai trò là Người có uy tín, Trưởng thôn Yên Sơn, ông Lý Văn Phủ đã cùng với cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương vận động bà con chấp hành pháp luật, chăm chỉ phát triển kinh tế để nâng cao mức sống, chăm lo cho con cái học hành, không để thất học, mù chữ rồi bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt sa vào con đường phạm tội. Cùng với đó, ông vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

trưởng thôn Trưởng thôn Yên Sơn Lý Văn Phủ.

Ông Phủ xác định, muốn phát triển và nâng cao đời sống, trước tiên phải tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xóa bỏ những hủ tục, áp dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Trong tuyên truyền, vận động người dân, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ông không nản. Đơn cử như việc vận động người dân hiến đất làm đường, ngoài việc thuyết phục, gia đình ông Phủ còn làm gương hiến gần 500m2 đất. Ông phân tích cho bà con hiểu, thấy được cái lợi về sau này. Người dân thôn Yên Sơn dần hiểu ra tầm quan trọng của việc mở đường nên đã chủ động hiến đất. Nhờ đó, giao thông ở thôn Yên Sơn tốt hơn rất nhiều, đời sống bà con được nâng lên. Trước đây, đường liên thôn nhỏ hẹp, chiều rộng chỉ được 2m. Ông đã kiên trì vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công làm đường. Đến nay, mặt đường liên thôn đã rộng 6m, giúp bà con đi lại dễ dàng, thuận lợi.

truởng thôn Diện mạo nông thôn mới ở Ba Vì ngày càng thay đổi.

Không chỉ tích cực vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, gia đình ông Phủ cũng tích cực phát triển nghề trồng, thu hái thuốc Nam, mỗi năm cho thu nhập 350 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình ông Phủ trở thành điểm sáng làm kinh tế giỏi, được các hộ học tập, noi theo.

Bên cạnh đó, thôn Yên Sơn có nghề thuốc Nam. Rất nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề này, nhưng do diện tích canh tác thuốc Nam bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý mai một, không đủ nguyên liệu phục vụ làm thuốc. Với cương vị trưởng thôn, Người có uy tín, lại có kinh nghiệm, ông Phủ hỗ trợ bà con kỹ thuật sản xuất, chế biến cây thuốc và tích cực hướng dẫn bà con khi đi lấy thuốc không lấy cả gốc, chú ý xem có cây thuốc nào hiếm, quý, khôi phục lại để bảo tồn.

Đặc biệt với vai trò là Người có uy tín trong cộng đồng, trong nhiều năm qua, ông Phủ đã cung cấp hàng trăm thông tin hữu ích cho lực lượng chức năng, góp phần tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong thôn. Ông đã hòa giải các mâu thuẫn nhỏ trong thôn. Những việc làm của ông Phủ được người dân trong thôn tôn trọng. Ông trở thành người tin cậy của bản làng mỗi khi họ gặp khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống. Ông Phủ chia sẻ: "Người ta vẫn nói công việc của trưởng thôn là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", nhưng tôi thấy rất vui và tự hào vì mình vừa là một cán bộ dân vận vừa là cán bộ khuyến nông, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng thôn, xóm ngày càng tốt hơn".

Với những đóng góp trong các phong trào ở địa phương, ông Lý Văn Phủ là một tấm gương điển hình-Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì.

DƯƠNG LINH

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận