Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trưởng thôn Lục A Lò làm kinh tế giỏi

PV - 13:38, 29/01/2018

Với cương vị là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mó Túc, xã Húc Động (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) những năm qua anh Lục A Lò, sinh năm 1981, dân tộc Sán Chỉ luôn được bà con trong thôn biết đến không chỉ là người giỏi về công tác dân vận, sống mẫu mực mà anh còn là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế.

Là một thôn thuộc xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), cuộc sống của bà con nơi đây dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nên kinh tế của nhiều hộ dân còn rất khó khăn. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình thôn Mó Túc đã tận dụng lợi thế về đất đai để trồng dong riềng, phát triển sản phẩm miến dong trên chính mảnh đất này, trong đó có anh Lục A Lò.

Sản xuất miến dong tại gia đình anh Lục A Lò. Sản xuất miến dong tại gia đình anh Lục A Lò.

 

Có mặt tại gia đình anh vào lúc giờ trưa nhưng anh cùng công nhân vẫn đang bận rộn với các công đoạn sản xuất miến. Tay vừa thoăn thoắt cắt sợi miến anh vừa chia sẻ: “Trước đây chưa có máy để cắt như bây giờ, vợ chồng tôi chủ yếu tráng miến và cắt sợi bằng phương pháp thủ công, nên có cố gắng hết sức một năm chúng tôi cũng chỉ làm được khoảng 2 tấn miến, nhiều hôm nắng như hôm nay tiếc chỗ bột miến sát ra mà chưa kịp tráng nhưng cũng chẳng biết làm gì.

Nhận thấy việc sản xuất miến đem lại hiệu quả kinh tế cao nên năm nay, gia đình tôi đã đầu tư hơn 200 triệu đồng mua máy, thiết bị để sản xuất miến. Hiện gia đình đang sử dụng 8 lao động làm theo vụ, trung bình mỗi ngày sản xuất được 8 tạ miến.

Cùng với trồng dong riềng lấy củ để chế biến miến, gia đình anh Lò còn thu mua củ dong riềng của bà con trong thôn với giá 3.700 đồng/kg; đầu tư trồng rừng với diện tích khoảng 3ha và chăn nuôi thêm lợn, gà, nấu rượu. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, gia đình anh thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, với vai trò là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, anh Lò đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình trong thôn tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thôn xóm ngày càng giàu đẹp, khang trang.

Theo đó, hằng tháng, anh thường xuyên tổ chức họp thôn, vận động các hộ dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn các gia đình trong thôn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường, thực hiện KHHGĐ, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Sự tâm huyết của anh đã tạo sức lan tỏa đến mọi người dân trong thôn, do đó, từ một thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao đến nay toàn thôn Mó Túc chỉ còn 13 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo trong tổng số 47 hộ.

Ông Hoàng Xuân Đại, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Húc Động cho biết: Anh Lục A Lò là cán bộ thôn gương mẫu, nhiệt tình, không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn luôn quan tâm đến đời sống của bà con trong thôn, giúp bà con vượt khó, thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.

HOÀNG GÁI - LA LÀNH

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận