Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trưởng thôn Đăk Mế

PV - 10:54, 28/05/2018

Làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum có một thời chìm trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng những năm gần đây, Đăk Mế đã có một cuộc “lột xác”kỳ diệu. Sự đổi thay này của Đăk Mế không thể không kể đến những đóng góp của trưởng thôn Thao Lợi.

Trong 12 năm làm trưởng thôn, thời gian ông lo việc công còn nhiều hơn việc nhà. “Công việc của Nhà nước, của các Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an…Việc gì cũng cần có sự có mặt của trưởng thôn nên nhiều khi vừa chạy được về đến nhà chưa kịp ăn miếng cơm đã có người gọi đi”, ông Lợi chia sẻ.

Ông Thao Lợi đã có 12 năm làm Trưởng thôn Đăk Mế. Ông Thao Lợi đã có 12 năm làm Trưởng thôn Đăk Mế.

 

Từ những ngày lập làng tới nay, Đăk Mế đã trải qua rất nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế của bà con Brâu, Ca Dong, Rơ Măm... cũng khá hơn nhiều. Toàn thôn Đăk Mế hiện có 180 căn nhà xây kiên cố, số hộ khá giả là 80 hộ, hộ trung bình là 133 hộ, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 19 hộ.

“Nhìn thấy bản làng thay đổi từng ngày như vậy là sự thành công rất lớn. Tôi vẫn nhớ có những ngày đi từng nhà, từng hộ vận động người dân thay đổi cách làm ăn. Chuyển từ du canh du cư sang trồng lúa nước 2 vụ, trồng những cây cho thu nhập khá như cà phê, cao su, bời lời. Bây giờ nhiều hộ cũng có của ăn của để nhờ trồng cây công nghiệp đấy”, ông Lợi chia sẻ.

Cùng với phát triển kinh tế, người Brâu ở Đăk Mế cũng không còn tảo hôn hay kết hôn cận huyết. Theo ông Lợi, hủ tục này xuất phát từ việc người Brâu ở Đăk Mế trước đây rất ít khi giao tiếp với người lạ. Họ thường quanh quẩn với nhau nên con anh con chú phát sinh tình cảm mà các bậc cha mẹ không hề hay biết.

Ông Thao Lợi kể: “Ngày chưa định cư về đây, chuyện này thường xuyên xảy ra ở Đăk Mế, mặc dù người lớn ra sức ngăn cấm, nhưng lũ trẻ vẫn quyết tâm lấy nhau. Trong thôn hễ xảy ra chuyện là tôi cùng với tổ tuyên truyền chống tảo hôn của BĐBP lại đến tận nhà, gặp gỡ từng người để uốn nắn những cái sai, giúp bà con sửa chữa. Đến bây giờ không còn nữa đâu”.

Ngoài tận tâm với việc của cộng đồng, Trưởng thôn Thao Lợi cũng là một người thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ông có thể nói được 10 ngôn ngữ khác nhau. Trưởng thôn Thao Lợi tự hào: “Mỗi lần đến bản làng của các đồng bào khác, mình dùng tiếng nói của chính họ để giao tiếp nên rất được quý mến. Nhiều người cứ trầm trồ hỏi, sao là người Brâu mà lại giỏi tiếng dân tộc mình vậy?...

“Điều quan trọng là bà con cho rằng, tôi biết tôn trọng văn hóa của họ. Vậy nên, việc tuyên truyền rất thuận lợi”, ông Lợi vui vẻ bộc bạch.

LÊ SAN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.