Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trường phổ thông DTNT Lục Ngạn: Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức

Tuấn Trình - 15:47, 03/12/2019

Là trường chuyên biệt, với 95% học sinh là người DTTS, 100% học sinh sinh hoạt, học tập trung tại trường, nên công tác quản lý, tổ chức đời sống, đề cao nền nếp, kỷ cương luôn được nhà trường chú trọng trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.

Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh Trường Phổ thông DTNT Lục Ngạn
Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh Trường Phổ thông DTNT Lục Ngạn

Năm học 2018 - 2019, Trường Phổ thông DTNT Lục Ngạn có 436 học sinh, được tuyển từ 21 xã vùng cao của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), với các thành phần dân tộc là Nùng, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chay (Sán Chí và Cao Lan), Hoa và 5% là người dân tộc Kinh. Trường có 14 lớp trong tổng số 7 khối từ khối 6 đến khối 12.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là, giáo dục và đào tạo con em dân tộc vùng cao trở thành đội ngũ cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy kiến thức, việc giáo dục về nhân cách, đạo đức luôn được nhà trường xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, hằng năm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 92 - 95%.

Cô Vi Thị Thanh Giang, dân tộc Tày, giáo viên nhà trường chia sẻ: Bản thân cô cũng là người DTTS, nên cô nắm bắt dễ dàng vấn đề tâm, sinh lý của các em và gần gũi với các em hơn. Các thầy, cô giáo trong trường đều rất hiểu các em phải đi học xa gia đình từ nhỏ, nên việc trang bị cho các em những kỹ năng sống; trao đổi với các em những vấn đề đạo đức, trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, về lòng nhân ái; tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao, tăng gia sản xuất… là rất cần thiết. Thông qua các hoạt động này, sẽ giúp các em có thêm hiểu biết, niềm vui khi sống xa nhà, an tâm, gắn bó với trường lớp, bạn bè, cùng thi đua học tập tốt.

Cùng với bước tiến mạnh mẽ trong công tác dạy học, giáo dục đạo đức, trang bị kỹ năng sống, nhà trường còn làm tốt việc chăm lo đời sống của các em học sinh. Chế độ tiêu chuẩn của các em được công khai, minh bạch, thực đơn hằng tuần được xây dựng cụ thể. Với phương châm “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch”, nhà trường luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Em Từ Văn Ngọc, học sinh vừa giành được học bổng du học tại Singapore, chia sẻ: Ở trường, em không chỉ được học chữ mà còn được tham gia các hoạt động thể thao dân gian, lễ hội văn hóa; văn nghệ; gói bánh chưng do nhà trường tổ chức ngày Tết; nhất là được hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi gà, lợn; trồng rau; qua đó chúng em cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn.

Cô Lê Thị Hoài Lan, Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT Lục Ngạn cho biết, những năm học gần đây, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi đạt 58 - 65%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn đạt 100%. Kết quả thi cuối cấp đều đứng trong Top 5 trường có điểm trung bình cao nhất tỉnh. Trong năm học 2018 - 2019, học sinh của trường đạt 1 giải Nhất, 2 giải Ba về văn hóa cấp tỉnh.

Nhiều học sinh qua các thế hệ đã trưởng thành và trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp, công nhân viên chức, sĩ quan, chiến sĩ, những người lao động thành đạt, những công dân tích cực của xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.