Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trường Mầm non Thắng Lợi: Điểm sáng giáo dục mới ở Sông Công

Vân Khánh - 14:19, 27/01/2023

Mặc dù vừa đi vào hoạt động được hơn 1 năm nhưng với sự nỗ lực của tập thể Ban giám hiệu, thầy cô giáo để khẳng định vị trí ngôi trường trên địa bàn, Trường Mầm non Thắng Lợi, TP. Sông Công (Thái Nguyên) đã từng bước tạo được niềm tin đối với học sinh, phụ huynh để trở thành một trong những điểm sáng giáo dục mới ở đô thị trẻ này.

Ngày hội đến trường của bé
Ngày hội đến trường của bé

Trường Mầm non Thắng Lợi được khởi công xây dựng tháng 12/2019, trên diện tích 5 nghìn m2, với tổng mức đầu tư trên 23,3 tỷ đồng. Năm 2021, Nhà trường được thành lập và đi vào hoạt động gồm các hạng mục chính: Nhà lớp học 2 tầng 10 phòng học, nhà hiệu bộ 2 tầng, bếp ăn bán trú và các hạng mục phụ trợ khác.

Cô giáo Bùi Lan Hạnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thắng Lợi cho biết: Để đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác giáo dục và chăm sóc trẻ, Nhà trường đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm với kinh phí hàng chục triệu đồng để lắp đặt điều hòa tại các lớp học, xây dựng khu vui chơi ngoài trời cho trẻ. Cơ sở vật chất khang trang đã giúp đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, các bậc phụ huynh tin tưởng và ủng hộ.

Hiện, nhà trường có tổng số 7 nhóm, lớp gồm 2 nhóm khối nhà trẻ; 5 lớp khối mẫu giáo với 180 trẻ và 21 giáo viên, cán bộ quản lý (trong đó, trên 90% giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Năm học vừa qua, Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương; phối hợp các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và toàn thể Nhân dân để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

Năm học 2021-2022, Nhà trường được Thành ủy - HĐND - UBND TP. Sông Công, Phòng Lao động Thương binh & Xã hội ủng hộ bộ đồ chơi ngoài trời trị giá 78 triệu đồng; Liên đoàn Lao động và Hội Doanh nghiệp TP. Sông Công ủng hộ mái vòm sân chơi phát triển vận động trị giá 65 triệu đồng; Công ty TNHH Trung Thành - Thái Nguyên tài trợ 10 bộ điều hòa Sunhouse với tổng trị giá 86 triệu đồng; Nhà máy Phụ Tùng 10 triệu đồng; Nhà máy Điezen 10 triệu đồng; Hội doanh nghiệp phường Thắng Lợi ủng hộ 32 triệu đồng; hội cha mẹ học sinh ủng hộ giá đồ để đồ dùng học liệu cho trẻ 21 chiếc trị giá 34 triệu đồng. Ngoài ra, cha mẹ trẻ các lớp còn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ…

Hội thi bé cùng cha mẹ thực hiện an toàn giao thông.
Hội thi bé cùng cha mẹ thực hiện an toàn giao thông.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà trường triển khai kịp thời và quán triệt tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngành. Chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, coi trọng đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. 

Song song với việc triển khai, chỉ đạo thực hiện các văn bản theo Luật Giáo dục năm 2019 đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non; Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1380/KH-UBND ngày 02/8/2019 của UBND TP. Sông Công về “Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn TP. Sông Công giai đoạn 2019-2025”, Đề án số 2245/ĐA-UBND ngày 16/7/2021 của UBND TP. Sông Công về Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo TP. Sông Công giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, trong đó chú trọng đến việc quản lý hồ sơ nuôi dưỡng trên hệ thống mạng Internet để đảm bảo thực hiện Kế hoạch số 1137/KH-SGDĐT ngày 01/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ “Chương trình Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” đối với Giáo dục mầm non; Công văn số 440/CV-PGDĐT ngày 08/6/2021 của Phòng GDĐT về việc triển khai những việc cần làm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ngành GDĐT. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị theo Điều lệ Trường mầm non.

Đến nay, các hoạt động của Nhà trường đã thực sự đi vào nề nếp: 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên học tập và sáng tạo. Xây dựng và triển khai, ký cam kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên không vi phạm đạo đức nhà giáo.

Giờ ngoại khóa của các bé tìm hiểu về lịch sử chiến tranh tại Trung đoàn BB209
Giờ ngoại khóa của các bé tìm hiểu về lịch sử chiến tranh tại Trung đoàn BB209

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tiếp tục đầu tư tu sửa chữa, cải tạo môi trường, xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp: 7/7 lớp đạt 100%. 100% các lớp đưa nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác trong ngày. Duy trì tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện của nhà trường, tổ chức cho trẻ nghe hát Quốc ca vào thứ 2 hàng tuần.

Phát huy kết quả đạt được trong năm học 2022-2023, nhà trường đề ra nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em; tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non trong đáp ứng với tình hình dịch Covid-19 nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mần non. 

Ngoài ra, tăng cường đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả trong đơn vị; phát triển nhóm/lớp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mần non trẻ năm tuổi (PCGDMNTNT), hướng đến phổ cập giáo dục mần non cho trẻ mẫu giáo dưới 5 tuổi; Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường theo Điều lệ trường mầm non. Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện về quy chế chuyên môn và các hoạt động trong nhà trường.

Phấn đấu 100% các lớp tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chuyên đề “Tôi yêu Việt Nam”. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mần non đạt 100%. Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ huy động: Nhà trẻ: 35% trở lên; Mẫu giáo: 98% trở lên, riêng 5 tuổi: 100%. 100% trẻ được cân đo theo dõi đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 3,0%; 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt: 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.

 Bếp ăn đảm bảo theo quy trình một chiều và được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VSATTP; 100% nhân viên nuôi dưỡng, hiệu trưởng có giấy xác nhận kiến thức ATTP. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được đánh giá viên chức; giáo viên được đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVMN; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá xếp loại theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.