Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trường mầm non sạt lở, học sinh phải học nhờ nhà văn hóa

Quỳnh Trâm - CTV - 11:33, 29/08/2022

Chuẩn bị bước vào năm học mới 2022 - 2023, thế nhưng hơn 70 học sinh Trường Mầm non Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) phải di chuyển đến nhà văn hóa xã để học tập, do tình trạng sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại trường.

Đá lăn xuống ngay lối đi vào trường
Đá lăn xuống ngay lối đi vào trường

Theo cô giáo Lò Thị Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Mầm non Trung Lý, khoảng cuối tháng 6/2022, mưa lớn kéo dài khiến cho 1 phần diện tích bờ kè bị phá vỡ và đang tiếp tục sạt lở. Toàn bộ hệ thống bờ kè ta-luy dương ngăn cách nhà trường với trụ sở UBND xã cũ cũng có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, tiềm ẩn tai nạn.

Từ thời điểm bị sạt lở đến nay, tình trạng trên vẫn tiếp diễn và ngày càng nặng hơn. Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã làm báo cáo gửi UBND xã và phòng GD&ĐT huyện.

Điểm sạt lở xảy ra vào cuối tháng 6/2022
Điểm sạt lở xảy ra vào cuối tháng 6/2022

"Điểm chính của Trường Mầm non Trung Lý có khoảng 70 cháu (từ lớp 3 - 5 tuổi). Hiện, UBND xã đã kiểm tra và đưa ra phương án di chuyển các phòng học lên nhà văn hóa xã, vì thế trong năm học mới này, nhà trường sẽ không thể thực hiện bán trú. Không được bán trú, các con sẽ bị thiệt thòi, nhà trường rất mong sớm có giải pháp cấp thiết", cô Nguyệt nói.

Được biết, Trường Mầm non Trung Lý được xây dựng ở vị trí ta-luy âm và ngăn cách với trụ sở UBND xã Trung Lý cũ bằng một bờ kè đá có ta-luy dương cao chừng 5m. Do bờ kè được xây dựng từ lâu, nhiều vị trí đã bị nứt vỡ, sụt lún.

Những điểm sạt lở vẫn đang trực chờ trong mùa mưa lũ này
Những điểm sạt lở vẫn đang chực chờ trong mùa mưa lũ này

Ông Quách Văn Mỵ - Chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết, trường học cũ không bảo đảm về an toàn, UBND xã đã đưa ra phương án di chuyển các phòng học đến nhà văn hóa xã. Hiện, địa phương đang cố gắng hoàn tất các trang thiết bị phục vụ dạy và học để kịp bàn giao trước ngày 5/9 cho nhà trường tổ chức khai giảng và bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên khó khăn nhất vẫn là nhà trường không thể thực hiện việc dạy bán trú.

Ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mường Lát cho hay, hiện sự việc đã được đoàn liên ngành của tỉnh về khảo sát, đánh giá và sẽ sớm được bố trí nguồn vốn khắc phục từ nguồn xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.