Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Tết cổ truyền cho sinh viên Lào, Campuchia

Khánh Sơn - 10:11, 17/04/2024

Mới đây, trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các lưu học sinh đang học tập tại trường nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào và Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

Tham dự buổi Gặp mặt có sự hiện diện của ông Phonepaseuth KEODOUANGDY - Bí thư thứ 2, Phòng tham tán Kinh tế - Thương mại; bà Phonevilay SEEPASERT - Bí thư thứ 2, Phòng tham tán Giáo dục - Văn hóa của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. Về phía Bộ Tư pháp có ông Nguyễn Đỗ Kiên - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Lê Thu Anh - Phó Chánh Văn phòng Bộ; bà Dương Thiên Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế; ông Trương Thế Côn - Phó Giám đốc Học Viện Tư pháp.

Về phía Trường Đại học Luật Hà nội có TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, PGS.TS Tô Văn Hoà cùng đại diện các thầy, cô giáo là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Trường, đại diện một số học sinh Lào và Campuchia hiện đang học tập tại trường.

Phát biểu tại chương trình, ông Phonepaseuth KEODOUANGDY - Bí thư thứ 2, phòng tham tánn Kính tế - thương mại đã giới thiệu đôi nét về Tết cổ truyền BunPi May của Lào. Theo đó, Tết cổ truyền Bun Pi May (hay còn gọi là Tết té nước) là ngày Tết cổ truyền lớn nhất của nước bạn Lào, diễn ra từ ngày 13-15/4 dương lịch hàng năm. Một số hoạt động lễ hội của Tết Bun Pi May như lễ tắm tượng Phật, tục té nước, buộc chỉ tay… với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người dân được hạnh phúc, an vui.

Các đại biểu và các sinh viên, học viên Lào cùng nhau trải nghiệm điệu múa lăm vông - một bản sác văn hóa đặc trưng của người dân Lào và thường được tổ chức vào ngày tết truyền thống Bun Pi May.
Các đại biểu và các sinh viên, học viên Lào cùng nhau trải nghiệm điệu múa lăm vông

Thay mặt Đại sứ quán Lào, Ông Phonepaseuth KEODOUANGDY cũng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô đã tổ chức buổi gặp mặt ý nghĩa và ấm áp. Chúc hai nước Lào và Việt Nam tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghĩ giữa hai nước.

Thay mặt Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu, cùng toàn thể thầy, cô giáo, PGS. TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đã gửi những lời chúc tốt đẹp về một năm mới thật nhiều may mắn, sức khỏe và hạnh phúc đến các bạn sinh viên, học viên Lào, Campuchia đang học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng Vũ Thị Lan Anh cũng bày tỏ mong muốn các lưu học sinh Lào, Campuchia sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội trở về nước sẽ góp phần tăng cường nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho Lào, Campuchia, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình. 

"Chúng tôi Hy vọng các em sẽ là cầu nối tham gia tích cực vào quảng bá, giới thiệu với các bạn trẻ ở Lào, Campuchia cũng như các quốc gia khác về môi trường học tập thân thiện, có chất lượng tốt của Trường Đại học Luật Hà Nội để trong những năm tới Trường được đón thêm nhiều sinh viên Lào, Campuchia cũng như các quốc gia khác đến Trường Đại học Luật Hà Nội học tập và nghiên cứu", Phó Hiệu trưởng Vũ Thị Lan Anh bày tỏ. 

PGS. TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại chương trình.
PGS. TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại chương trình.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.