Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Trường cho em-giấc mơ có thật”

PV - 09:50, 05/08/2019

Với tấm lòng nhân văn cao cả và trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, Hội Cựu sinh viên Khóa 39, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (K39NEU) đã cùng nhau góp sức xây dựng nên nhiều điểm trường mới tại vùng DTTS, miền núi, và những ngôi trường mới vẫn đang và sẽ tiếp tục được mọc lên. Nghĩa cử cao đẹp đó đã lan tỏa tình yêu thương, chắp cánh ước mơ tới trường cho hàng ngàn học sinh DTTS, tiếp thêm động lực bám bản của nhiều thầy, cô giáo vùng cao.

Anh Phạm Công Toàn, Chủ tịch Hội cho biết: Hội Cựu sinh viên K39 NEU có 3.000 thành viên, trong đó có hơn 2.000 thành viên thường xuyên tham gia hoạt động Hội. “Trường cho em-giấc mơ có thật” là tên gọi của Quỹ thiện nguyện do Hội Cựu sinh viên K39 NEU lập ra với mục tiêu xây lại phòng học mới kiên cố thay thế cho những phòng học tạm ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS còn nhiều khó khăn để các em nhỏ được học hành; các thầy cô yên tâm gắn bó với vùng khó khăn.

Trẻ em DTTS trong ngôi trường mới.  Trẻ em DTTS trong ngôi trường mới.

Từ năm 2016, Hội bắt đầu xây dựng điểm trường đầu tiên tại xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Từ đó đến nay, đã có 5 điểm trường được khánh thành và đưa vào sử dụng với kinh phí xây dựng và hoàn thiện trung bình 600 triệu đồng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy 300-400 triệu đồng. Đó là những điểm trường: Điểm trường Phân hiệu Lán Bò, thuộc Trường Tiểu học Nậm Chày, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (2016); Điểm trường Trống Gầu Bua, thuộc Trường Mầm non Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (2017); điểm trường Sảng Cán Tỷ, thuộc Trường Mầm non Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (2017); Điểm trường Căn Câu 2, thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (2018); Điểm trường Bản Đôn, thuộc Trường Mầm non xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Điểm trường Phân hiệu Lán Bò thuộc Trường Tiểu học Nậm Chày, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trước và sau khi được hỗ trợ xây dựng mới. Điểm trường Phân hiệu Lán Bò thuộc Trường Tiểu học Nậm Chày, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trước và sau khi được hỗ trợ xây dựng mới.

Cô giáo Hà Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa bộc bạch: “Trước đây, điểm trường Bản Đôn có gần 100 học sinh nhưng chỉ có một phòng học đúng quy định, các cháu không có đủ phòng học. Thật vui mừng khi được các Cựu sinh viên K39 hỗ trợ, sửa chữa, xây mới các phòng học kiên cố, khang trang, được hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị học tập, có ti vi, máy lọc nước, các cháu nhỏ có sân chơi, quần áo đồng phục… các cô giáo cũng yên tâm bám trường, bám lớp”.

Điểm trường Bản Đôn thuộc Trường Mầm non xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa vừa được khánh thành cuối tháng 6/2019. Điểm trường Bản Đôn thuộc Trường Mầm non xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa vừa được khánh thành cuối tháng 6/2019.

Còn thầy giáo Đỗ Văn Huân, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Chày, Văn Bàn, Lào Cai chia sẻ, trước đây, điểm trường Phân hiệu Lán Bò phần lớn là phòng học tạm, nền đất, tường ghép bằng ván gỗ, 100% các em học sinh là dân tộc Mông không có đủ điều kiện học tập. Trường được Hội Cựu sinh viên K39 NEU hỗ trợ xây 4 lớp học mới khang trang, sạch đẹp, được hỗ trợ nhiều trang thiết bị dạy và học cho thầy cô và học sinh. Với nghĩa cử đó vẫn mãi là những ký ức đẹp đối với mái trường thầy đã từng công tác...

Có thể nói, nhờ sự góp sức của các Cựu sinh viên K39 NEU-những người giàu lòng nhân ái, trên nhiều địa bàn vùng cao hôm nay đã xuất hiện ngày càng nhiều ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Bằng tâm huyết và trái tim, họ đã và đang viết tiếp những ước mơ trên con đường học tập cho học sinh DTTS vùng khó khăn bằng cách của riêng mình.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.