Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trở lại đèo Phượng Hoàng những ngày tháng Tư

PV - 09:04, 27/04/2019

Những ngày tháng Tư lịch sử, đi dọc đèo Phượng Hoàng (nằm trên Quốc lộ 26 giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa), dừng lại ở những buôn làng nơi chiến trường xưa mới thấy được những đổi thay kỳ diệu trên vùng đất này.

Chiến tranh đã lùi xa, những buôn làng dưới chân đèo Phượng Hoàng giờ đây đã trở nên trù phú, no ấm. Chiến tranh đã lùi xa, những buôn làng dưới chân đèo Phượng Hoàng giờ đây đã trở nên trù phú, no ấm.

“Tiếp lửa” thời khắc lịch sử

Băng qua nhiều vách núi hùng vĩ, đèo Phượng Hoàng đã thể hiện tầm quan trọng mang tính chiến lược, đó là kết nối duyên hải miền Trung với Tây Nguyên. Đầu đèo là xã Ea Trang (Ma Đ’rắk, Đăk Lăk), cuối đèo là xã Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa).

Cựu chiến binh Sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3) Lê Văn Tĩnh từng tham gia chiến đấu trên cung đèo này hồi tưởng lại, kể rằng: Mỗi khi trở lại đèo Phượng Hoàng như là sự trở về của ký ức hào hùng với hoài niệm tự hào lẫn bi tráng. Mùa Xuân năm 1975, sau khi tham gia kháng chiến và giải phóng Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 10 được giao nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt và chọc thủng tuyến phòng thủ của địch trên đường 21 (nay là Quốc lộ 26-Đèo Phượng Hoàng). Để đối phó với Sư đoàn 10, địch bố trí Lữ đoàn Dù số 3 của ngụy quân cùng một số lực lượng mạnh tạo nên “lá chắn thép” ở đèo Phượng Hoàng.

Với quyết tâm mạnh mẽ, đoàn kết và ý chí kiên cường, trong các ngày 30, 31/3 đến chiều 1/4/1975 lực lượng ta đã đánh tan nhiều cứ điểm của địch dọc đèo. Tinh thần quả cảm, sáng tạo của ta đã khiến chúng thất bại, ta tiêu diệt và bắt sống 4.000 tên, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Đến ngày 2/4, Sư đoàn 10 tiếp tục tiến xuống làm chủ Ninh Hòa rồi giải phóng Nha Trang. Sau đó di chuyển vào Nam góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, thống nhất đất nước.

Con đèo xưa hứng chịu chất chồng đau thương giờ bao bọc cho nhiều buôn làng. Dưới con đèo là thảo nguyên Ma Đ’rắk, với những cánh đồng trù phú.

Ký ức xưa dội về, già làng Y Tung ở xã Ea Trang (Ma Đ’rắk) bừng lên niềm tự hào: Lòng yêu Tổ quốc, yêu Bác Hồ, theo Đảng của cộng đồng các dân tộc ở đây luôn son sắt. Xưa chịu đạn cày, bom xới là vậy, nay cũng vậy. Suốt những ngày cuối tháng Tư năm 1975, nhà nhà đều rộn rã niềm hân hoan. Ngay sau đó là những cuộc họp buôn nêu bật quyết tâm, phải từng bước đánh tan “giặc đói”. Người nọ nhắn nhủ với người kia rằng: Sự cần cù lao động cộng với yêu thương và niềm tin chính là sức mạnh vươn lên.

Cái đói chỉ còn trong ký ức, cựu chiến binh Trần Hữu Thực (xã Ninh Sim, Ninh Hòa, Khánh Hòa) tự tin: “Lửa” truyền thống luôn hừng hực trong lòng mỗi người. Những ngày đánh địch trên đèo quyết liệt thì hòa bình cũng phải lao động hăng say. Từ trong bộn bề hoang tàn, chúng tôi đã lập nên hàng trăm đội, nhóm sản xuất để hỗ trợ nhau gây dựng cuộc sống mới. Nay, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có phương tiện nghe nhìn, đi lại, đời sống từng ngày đổi mới.

Xây dựng cuộc sống giàu đẹp

Để vơi bớt những mệt nhọc thường nhật, mỗi dịp Lễ, đặc biệt là ngày 30/4-1/5 các buôn làng lại quây quần nghĩ ra một “đặc sản” văn hóa, văn nghệ để biểu diễn. Thuộc hàng chục bài Pô Khan (hát kể sử thi), ông A Thông, người Ê-đê ở xã Ea Trang khoe: Mình đã truyền được cho 50 cháu thanh niên rồi. Chúng rất thích. Năm nào cũng vậy, để kỷ niệm ngày trọng đại của tháng 4/1975, chúng tôi đều đến nhiều xã khác giao lưu các bài Pô Khan. Những câu chuyện kể, điệu hát đều tập trung chủ yếu ca ngợi tình nghĩa xóm giềng; bình đẳng; vai trò của lao động và tầm quan trọng của người phụ nữ… trong việc xây dựng nếp sống mới. Văn hóa truyền thống lan đến đâu, tệ nạn giảm đến đó. Đến nay, trải đều ở nhiều xã của Ma Đ’rắk đã hình thành hàng chục đội, câu lạc bộ văn hóa-văn nghệ mà nòng cốt chính là những nông dân.

Ở miền Bắc vào từ những ngày sau giải phóng, hàng chục nông dân người Mông ở xã Cư San (Ma Đ’rắk) lấy những điệu khèn, bài múa làm quà tặng các cư dân nơi đây. Có đôi tay điêu luyện trong việc may trang phục người Mông, chị Lý Thị Dí (thôn 7, xã Cư San) tâm tình: Trang phục của người Mông phải may chuẩn từ váy, áo, yếm lưng, khăn quấn đầu… Trang phục càng đẹp và ấn tượng thì điệu khèn, bài múa càng đi sâu vào lòng người hơn, hấp dẫn hơn.

Sự ngân vang của tiếng khèn Mông, sự trầm bổng của những điệu Pô Khan đã khiến cho khắp các buôn làng quanh đèo Phượng Hoàng như đón nhận thêm một luồng gió mát trong phong trào văn hóa-văn nghệ. Chính những buổi giao lưu là sợi dây đặc biệt kết nối cộng đồng, xóa bỏ mọi mâu thuẫn.

Còn xã Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa), nơi phía cuối đèo Phượng Hoàng, ý thức sâu sắc giá trị của cuộc sống ấm no, yên bình và những mất mát to lớn của thế hệ cha ông trong chiến tranh nên người dân luôn tâm niệm “làm điều xấu là có tội lỗi với những người đã hy sinh năm 1975 trên đèo Phượng Hoàng”. Bởi vậy, khi vào rừng bà con chỉ chặt cái cành, thấy dòng suối trong không được xâm hại. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã còn thành lập hàng chục chi hội để phát triển mạnh mẽ các mô hình như: “Nuôi heo đất xây mái ấm”; “Cùng nhau bảo vệ cây thuốc quý”; “Mỗi ngày một việc tốt”; “Sáng tạo sản xuất trên thảo nguyên”… Đến nay, Ninh Sim đã có trên 100 hộ khá giả, không còn hộ đói, trẻ em đến trường đầy đủ.

Chiến tranh đã lùi xa 44 năm, các thảo nguyên quanh đèo Phượng Hoàng lửa đạn ngày nào nay đã tạo sự màu mỡ giúp cho người dân nơi đây một cuộc sống mới ngày càng đổi thay, no ấm...

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.