Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trở lại Cẩm Ly...

PV - 14:37, 29/08/2019

Đã rất nhiều lần về bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), mỗi lần về chúng tôi lại có những cảm nhận mới. Khó khăn vẫn còn nhưng đời sống của người dân, diện mạo của Cẩm Ly ngày một đổi thay rõ nét…

Trở lại Cẩm Ly lần này, chúng tôi được Bí thư Đảng ủy xã Ngân Thủy, ông Hồ Hữu Hán, tình nguyện làm hướng dẫn viên. Từng là Trưởng Phòng Dân tộc huyện Lệ Thủy, rồi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Ngân Thủy, ông Hán nắm rất rõ vùng đất và con người nơi đây.

Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ, Ngân Thủy một trong ba xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, nơi có đông đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều sinh sống. Nếu như trước đây, vào Ngân Thủy phải mất hàng giờ đồng hồ thì bây giờ thời gian chỉ rút lại một nửa, vì đường giao thông đã được nâng cấp và đường Hồ Chí Minh đã được nối nhánh Đông-Tây nên rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại.

Bản Cẩm Ly được xem là bản kiểu mẫu của xã; bản có 166 hộ, với hơn 600 khẩu, là địa bàn sinh sống của một số đồng bào DTTS, Bru-Vân Kiều, Chứt, Mường, Thái… Đồng bào nơi đây đã biết tận dụng nguồn nước từ hồ Cẩm Ly để trồng và thâm canh lúa 2 vụ. Vào mùa này, nước hồ Cẩm Ly xuống cạn, nhưng vẫn cung cấp đủ nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nhờ có nguồn nước từ hồ Cẩm Ly mà người dân bản Cẩm Ly đã chủ động làm kinh tế, như: trồng lúa nước, đào ao thả cá, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản…

Mô hình nuôi cá của ông Hồ Thạch cho thu nhập cao góp phần giảm nghèo bền vững cho gia đình. Mô hình nuôi cá của ông Hồ Thạch cho thu nhập cao góp phần giảm nghèo bền vững cho gia đình.

Ông Hán dẫn chúng tôi đến nhà Trưởng bản Nguyễn Đăng Thành. Trưởng bản Thành cho hay, người dân ở đây vốn cần cù chịu khó. Nhưng trước đây, cơ sở hạ tầng yếu, nhất là hệ thống giao thông đi lại khó khăn nên người dân ở đây chỉ quanh quẩn với việc “chặt, đốt, cốt, trĩa”, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Từ khi hệ thống giao thông, điện, hệ thống nghe nhìn được phủ sóng…, thì tư duy và nhận thức của người dân được nâng lên một bước. Nhiều hộ gia đình đã tự học qua sách báo, qua mạng internet để xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao.

“Dân bản đã biết tận dụng nguồn nước từ hồ Cẩm Ly để trồng hơn 30ha lúa nước. Nhiều hộ còn vay vốn, đào ao thả cá, kết hợp làm lúa cá, chăn nuôi gia trại, trồng rừng… nhờ vậy, thu nhập của người dân trong bản đạt từ 12-20 triệu đồng/người/năm…”, Trưởng bản Thành cho biết.

Theo Trưởng bản Nguyễn Đăng Thành, ở bản Cẩm Ly có nhiều mô hình làm kinh tế tổng hợp hiệu quả. Người dân đã biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, vì thế kinh tế và cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Bản Cẩm Ly được xem là bản có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất của xã, hiện nay tỉ lệ hộ nghèo còn 25/166 hộ.

Điển hình về phát triển kinh tế và nuôi dạy con tốt phải kể đến gia đình ông Hồ Thạch, dân tộc Bru-Vân Kiều. Ông là thế hệ thứ 3 ở bản Cẩm Ly, quê gốc ở tận Quảng Trị, sau nhiều năm du canh du cư đến những năm 50 thì gia đình về an cư ở Cẩm Ly. Ông được người dân trong bản gọi là “già làng” của đồng bào. Gia đình ông đang sở hữu một cơ ngơi khá bề thế, với ngôi nhà kiên cố trị giá hàng trăm triệu đồng; 7ha rừng, 2 sào ao nuôi cá, hơn 200 con gà, 3 con bò, trồng được 6 sào lúa nước…, bình quân thu nhập hằng năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chia tay đồng bào các dân tộc ở bản Cẩm Ly, chúng tôi còn nhớ lời Trưởng bản Hồ Đăng Thành “trên đà này không xa nữa bản Cẩm Ly sẽ trở thành bản nông thôn mới và trở thành bản kiểu mẫu của xã Ngân Thủy”.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.