Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trình diễn nghệ thuật và trang phục Vietnam Summer Fair 2022

NA - 09:30, 30/05/2022

Chương trình trình diễn nghệ thuật và trang phục diễn ra tối 29/5 đã khép lại Ngày hội Vietnam Summer Fair 2022 do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

Trải qua thời gian, trang phục truyền thống vẫn luôn đồng hành, hiện diện trong đời sống
Trải qua thời gian, trang phục truyền thống vẫn luôn đồng hành, hiện diện trong đời sống

Chương trình giới thiệu đến người xem những mẫu thiết kế trang phục truyền thống của người Việt và người Chăm trải qua quá trình phát triển cùng công nghiệp văn hóa.

Khán giả được thưởng thức các bộ sưu tập đến từ các thương hiệu, như: Chiêm Thành Vương Các, V’Style, Quang Hòa, Vietcharm, Linda Design, Chiêu Minh Các… Đây là những đơn vị nghiên cứu, phục dựng cổ phục và góp phần lan tỏa trào lưu cổ phục trong đời sống đương đại.

Nhóm Chiêm Thành Vương Các cũng giới thiệu đến chương trình trang phục và nghệ thuật của nền văn hóa Champa, đặc biệt là tái hiện trang phục trong lễ cưới của người Chăm.

Ngoài trình diễn trang phục, đêm gala còn giới thiệu nghệ thuật ca Huế đến bạn bè phương xa qua các tiết mục: Chầu văn Huế - trọn nghĩa tình; hòa tấu Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ; Phẩm tuyết, Cổ bản… cũng như trình diễn nghệ thuật nhạc lễ Nam bộ.

Diễn ra trong hai ngày 28-29/5, Ngày hội Vietnam Summer Fair 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và Huế là địa phương đầu tiên đăng cai. Chương trình diễn ra thành công với sự tham gia của 30 đơn vị cùng 100 cá nhân thực hành sáng tạo đến từ ba miền đất nước.

Vietnam Summer Fair 2022 không chỉ hướng tới mục tiêu trở thành sân chơi sáng tạo đầy năng động mà còn qua đó, khai mở những cơ hội phát triển mới tiếp nối qua các thế hệ, chú trọng nâng cao tinh thần hợp tác đa ngành để kiến tạo nền tảng cho một hệ sinh thái công nghiệp văn hóa sáng tạo bền vững và tiến bộ.

Chương trình giới thiệu đến người xem trang phục truyền thống 

Tái hiện trang phục trong lễ cưới của người Chăm
Tái hiện trang phục trong lễ cưới của người Chăm
Trình diễn Việt phục và sự phát triển cùng công nghiệp văn hóa
Trình diễn Việt phục và sự phát triển cùng công nghiệp văn hóa
Những năm gần đây, cổ phục trở thành trào lưu được các bạn trẻ ưa chuộng
Những năm gần đây, cổ phục trở thành trào lưu được các bạn trẻ ưa chuộng
Những thiết kế ấn tượng về cổ phục
Những thiết kế ấn tượng về cổ phục
Những thiết kế ấn tượng về cổ phục
Những thiết kế ấn tượng về cổ phục
Chương trình còn giới thiệu nét đặc sắc của nghệ thuật ca Huế
Chương trình còn giới thiệu nét đặc sắc của nghệ thuật ca Huế
Trình diễn nghệ thuật nhạc lễ Nam bộ
Trình diễn nghệ thuật nhạc lễ Nam bộ


Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...